Góp sức cho phong trào nông thôn mới

Thứ Sáu 0:00 09/01/2015
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều người cao tuổi Điện Biên đã tự nguyện góp công, góp tiền, hiến đất làm đường giao thông, các công trình công cộng phục vụ cộng đồng…

Đa dạng cây trồng là cách thức người nông dân xã Thanh Chăn nâng cao thu nhập. Ảnh: Nguyên Hà

Toàn tỉnh hiện có 35.437 cán bộ hội viên NCT, trong đó số người còn khả năng lao động, sản xuất chiếm gần 40%. Để phát huy vai trò NCT trong thực hiện chương trình xây dựng NTM, Hội đã triển khai tuyên truyền, vận động đến các hội viên tham gia phong trào hiến đất làm đường giao thông; khuyến khích và tạo điều kiện để các cấp Hội tham gia xây dựng NTM tùy theo khả năng của mình.

Ông Lê Văn Chế, Phó Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, cho biết: Ban đại diện Hội NCT tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác Hội. Thông qua các buổi tập huấn các hội viên nắm bắt được các chính sách dành cho người cao tuổi, đặc biệt giúp người cao tuổi hiểu hơn về phong trào thi đua xây dựng NTM. Nhờ đó, đến nay đã có nhiều gia đình hội viên NCT hiến đất xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa... với diện tích 23.728m2, đóng góp 7.456 ngày công và ủng hộ 172 triệu đồng.

Trong số hội viên NCT gương mẫu thực hiện hiến đất phải kể đến gia đình ông Tòng Văn Tính, đội 1, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên. Gia đình ông Tính chủ yếu làm nông nghiệp, nên đất đai đối với gia đình ông vô cùng quý giá. Thế nhưng khi xã thực hiện làm đường bê tông nông thôn mới, ông Tính đã tình nguyện hiến gần 500m2 đất, trong đó có 120m2 đất thổ cư để làm đường bê tông. Ông Tính còn vận động người thân trong gia đình phá tường rào, chặt vườn cây đã trồng được hơn 3 năm để làm đường thuận lợi nhất. Chỉ cho chúng tôi diện tích góp đất làm đường phía trước nhà, ông Tính nói: “Mình góp đất là để làm đường cho mình, con cháu mình và dân làng đi chứ có mất đi đâu. Trước đây mỗi khi trời mưa đường bẩn và khó đi, khổ nhất là các cháu học sinh. Nay có đường mới rồi, dân làng mình đi lại cũng dễ dàng hơn. Hay như ông Nguyễn Văn Tại, đội 10A, xã Thanh Chăn cũng là gương sáng trong phong trào NCT tham gia hiến đất làm đường. Khi đội triển khai làm đường nông thôn mới ông đã tự nguyện hiến gần 200m2 đất thổ cư. Ông Tại tâm sự: Góp một phần công sức vào xây dựng NTM là làm thay đổi diện mạo của nông thôn và nâng cao đời sống cho những người nông dân. Bởi đường giao thông được mở rộng, sẽ thuận lợi hơn trong quá trình đi lại, sản xuất nông nghiệp và khi đó năng suất cây trồng sẽ được nâng lên, thu nhập của chúng tôi nhờ đó cũng tăng lên và ngày càng ổn định hơn.

Thực hiện chủ trương hiến đất làm đường, nhiều người cao tuổi xã Thanh Chăn, đã góp phần làm nên những con đường khang trang, sạch đẹp.

Cũng ở xã Thanh Chăn, tôi đã gặp tấm gương đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới là ông Lò Văn Sơn, ở đội 9. Mặc dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng gia đình ông Sơn đã góp hơn 3.000m2 đất để làm đường dẫn nước sạch về cho xã, ông còn vận động bà con thôn xóm cùng góp công, góp của để xây dựng quê hương. Với ông Sơn, việc làm ấy là một niềm vui không nhỏ khi nó mang lại nhiều lợi ích cho chính dân làng. Rồi ông Sơn kể cho chúng tôi nghe về việc hiến đất làm đường 4 năm về trước: “Khi biết được dự án làm đường nước sạch về cho xã phải đi qua diện tích đất nhà mình, ông đã giải thích về lợi ích của việc có con đường cho các thành viên nên trong gia đình để mọi người ủng hộ. Đó là việc làm nhỏ của gia đình chúng tôi với mong muốn có con đường sẽ thuận tiện cho bà con nhân dân trong xã đi lại, giao lưu buôn bán, đặc biệt là góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp”. Tiếp xúc với ông Sơn, chúng tôi mới biết thêm trước chưa có con đường này người dân trong đội muốn đi nương, ra ruộng phải men theo con suối, mà mỗi khi trời mưa thì không thể đi được. Hơn nữa, để đạt được xã NTM thì tiêu chí về tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch phải có. Trong khi đó, người dân xã Thanh Chăn chưa có đường nước sạch dùng. Do vậy muốn có nước sạch buộc phải có một con đường đi qua đất nhà ông Sơn để đưa máy móc, thiết bị… đến nơi đầu nguồn để xây dựng đường nước. Hiểu những tiêu chí xây dựng NTM ấy và mong mỏi thôn có đường giao thông mới, nên ngay khi có quyết định giải phóng mặt bằng, ông Sơn đã tự nguyện thu dọn vườn tược, phá bỏ tường rào để hiến đất làm đường. Nhiều người thấy ông hăng hái quá đã rất đỗi ngạc nhiên. Cùng đi trên con đường do một phần công sức và đất đai góp, ông Sơn tỏ ra mãn nguyện: Mặc dù chỉ là con đường đất, nhưng nó rất quan trọng với người dân đội 9 và cả xã Thanh Chăn, vì từ khi có con đường này, người dân cả xã được hưởng lợi từ nguồn nước sạch mà chương trình xây dựng NTM đầu tư.

Bên cạnh những gương gia đình ông Tính, ông Tại và ông Sơn thì còn có rất nhiều gương hội viên NCT hiến đất để làm đường. Mặc dù cả đời họ chỉ là những người nông dân chân chất, chỉ có mảnh đất, thửa ruộng để làm kế sinh nhai nhưng họ luôn sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung của cả cộng đồng. Họ là những cây cao bóng cả, tỏa mát xóm làng cho hôm nay và cả mai sau; là tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo.