Thiếu hụt Testosterone khiến nhiều nam giới vô sinh

Thứ Hai 0:00 18/01/2016
Nếu như trước đây, nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn đều được dễ dàng “đổ lỗi” cho phụ nữ thì khoa học hiện đại và sự thăm khám, xét nghiệm rõ ràng đã chứng minh tỷ lệ nam giới vô sinh chiếm khoảng 50%.

Tỷ lệ nam giới vô sinh ngày càng tăng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa, một cặp vợ chồng mới cưới, có sức khỏe bình thường, sau 12 tháng chung sống với chế độ “yêu” điều độ, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà không thể có con thì được xếp vào nhóm hiếm muộn.

Tuy nhiên, do tâm lý e ngại, mặc cảm nên “người trong cuộc” không thăm khám để có hướng điều trị kịp thời; phần lớn các cặp vợ chồng tìm đến bác sĩ sau 3 đến 5 năm chung sống không có “kết quả”, đây được xác định là quá muộn, dẫn đến vô sinh.

Nghiên cứu do Bệnh viện Phụ sản trung ương và Đại học Y Hà Nội thực hiện trên 14.300 cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ (15-49) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái của Việt Nam cho thấy, tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng là 7,7%, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Như vậy, ước tính trên mặt bằng dân số chung có từ 700.000 đến một triệu cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Hồ Mạnh Tường - Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP HCM (Hosrem), nguyên nhân dẫn đến vô sinh, hiếm muộn khá đa dạng, có thể xuất phát từ vợ hoặc chồng, hoặc cả hai. Điều đáng nói, nguyên nhân từ phía người chồng chiếm khoảng 50%. "Điều đó đã 'giải oan' cho phụ nữ vì lâu nay họ thường bị gán cho là nguyên nhân chính gây vô sinh, hiếm muộn", ông nói.

Đối với nam giới, các nguyên nhân chính khiến họ bị vô sinh, hiếm muộn bao gồm: rối loạn quá trình biệt hóa sinh sản tinh trùng, viêm nhiễm đường sinh dục, rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh (không xuất tinh hoặc xuất tinh ngược)…. Đặc biệt, nguyên nhân thường gặp là do các ông bị rối loạn nội tiết sinh sản - đáng kể là hormone nam Testosterone - làm ảnh hưởng đến việc sản sinh tinh trùng.

Sự suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ tinh, khiến việc có con trở thành thử thách lớn đối với nhiều nam giới.

Rối loạn hormone

Giải thích nguyên nhân, Thạc sĩ, Bác sĩ Tường cho biết, cuộc sống hiện đại cùng với một số thói quen không tốt đã ảnh hưởng đến việc sản sinh và đảm bảo chất lượng, số lượng tinh trùng ở nam giới. Chế độ dinh dưỡng kém, môi trường độc hại, lạm dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, stress kéo dài... là một trong nhiều thủ phạm.

Nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết cũng chứng minh “tinh binh” ở nam giới chịu sự chi phối mạnh mẽ của Testosterone. Rối loạn hormone, thiếu hụt Testosterone cũng dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam giới.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê Thuận, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch khẳng định, hơn 90% trường hợp bị tinh trùng ít, kém, dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở nam giới có liên quan mật thiết đến tình trạng suy giảm hormone nam.

Vì, một trong những vai trò của Testosterone là quyết định sự hình thành và phát triển tinh trùng, bằng cách tác động trực tiếp vào Sertoli - tế bào điều phối quá trình sinh tinh. Do đó, nếu nam giới thiếu hụt hormone này thì tế bào Sertoli cũng sẽ hnaj chế sản xuất “tinh binh”.

Trong những nghiên cứu về sức khỏe sinh lý, sinh sản nam giới, rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Testosterone đã chỉ ra hai điểm mấu chốt trong việc làm tăng sự sản sinh hormone này. Đó là tác động vào chính cơ quan đảm trách việc sản sinh hormone nội sinh cho nam giới là tế bào Leydig ở tinh hoàn và Luteinizing ở tuyến yên, để điều tiết chu trình sinh tổng hợp Testosterone nội sinh ở nam giới.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Lê Chuyên, Chủ tịch Hội Tiết niệu - Thận học VN đánh giá, bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, sinh hoạt và tập luyện phù hợp giúp hệ thần kinh - nội tiết duy trì tốt hoạt động, thì việc tác động trực tiếp vào tế bào Leydig và Luteinizing chính là liệu pháp vượt trội giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng suy giảm hormone ở nam giới.

Dựa trên nền tảng y khoa vững chắc này, phát minh gần đây của các nhà khoa học Mỹ đã đánh trúng vào hai điểm mấu chốt trên khi cho ra đời sản phẩm sâm alipas, với công thức Platinum kết hợp các hoạt chất tinh chiết từ Eurycoma Longifolia (LE:100) có thể tác động tăng cường Luteinizing, từ đó tăng sản sinh Testosterone nội sinh một cách tự nhiên.

Nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy, chỉ sau 5 ngày sử dụng, công thức Platinum trong Alipas làm Luteinizing tăng 72% và Testosterone nội sinh tăng 41%.

Khi nồng độ Testosterone nội sinh được duy trì ổn định, nội lực nam giới sẽ được cải thiện nhiều mặt, trong đó có nâng cao khả năng sản xuất tinh trùng về chất lượng lẫn số lượng, tăng cơ hội làm cha cho nam giới khó có con.