Đi ngược với bóng đá chuyên nghiệp?

Thứ Ba 0:00 13/01/2015
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Trả lời báo chí, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cho biết, VFF sẽ tìm cách để các CLB đang chơi tại V-League phải dùng cầu thủ trẻ theo mô hình Hoàng Anh Gia Lai (đưa cầu thủ U.19 lên thi đấu). Biện pháp trước mắt là hạn chế ngoại binh và khi cần có thể cấm hẳn như đang thực hiện với giải hạng nhất.

Theo quan điểm của người đứng đầu VFF, việc “ép” các CLB dùng cầu thủ trẻ sẽ giúp các đội “nhà nghèo” với ngân sách 20-30 tỷ đồng không bị thua thiệt khi đá với đội “nhà giàu” 50-70 tỷ đồng.

Việc trẻ hóa đội hình như Hoàng Anh Gia Lai (giữa) không phải CLB nào cũng làm được.

Ý kiến này không nhận được sự đồng tình của các nhà chuyên môn. Theo HLV Lê Huỳnh Đức (SHB Đà Nẵng), việc hạn chế ngoại binh là không nên, bởi nó không tạo ra sự cạnh tranh trong thi đấu vì trình độ của ngoại binh vẫn cao hơn các cầu thủ trong nước. Cũng có ý kiến khác cho rằng, việc “ép” phải trẻ hóa là đi ngược với sự phát triển của bóng đá chuyên nghiệp.

Đào tạo trẻ là việc cần khuyến khích, thậm chí bắt buộc các CLB phải thực hiện, tuy nhiên trẻ hóa đội hình thi đấu là quyền của các CLB. Có trẻ hóa đi nữa thì những cầu thủ cũng sẽ phải lớn dần lên, không lẽ mới 26-27 tuổi buộc họ phải nghỉ thi đấu để nhường cho các cầu thủ trẻ?! Tài năng như Nguyễn Minh Phương, năm nay đã 34 tuổi, vẫn cống hiến tốt cho SHB Đà Nẵng thì sao? Nói cách khác, trẻ hóa là cả một quá trình chứ không phải là điều ép buộc.

Còn nhằm để tăng chất lượng cầu thủ nội, phục vụ cho sự phát triển thành tích của đội tuyển quốc gia thì tại những làng cầu chuyên nghiệp trên thế giới, người ta có quy định về số lượng cầu thủ “Homegrow” (tạm dịch là “tự đào tạo”) đăng ký trong thành phần CLB dự giải. Điều này sẽ buộc các CLB phải có hệ thống đào tạo riêng, còn việc có sử dụng cầu thủ “homegrow” đó trong thi đấu hay không lại là chuyện khác.

Nếu vì trẻ hóa theo yêu cầu của VFF mà CLB phải xuống hạng thì sao? Cần phải biết rằng, để từ hạng nhất lên V-League tốn kém hơn việc mua cầu thủ chất lượng về thi đấu để trụ hạng. Hiện nay, các CLB “nhà nghèo” vẫn phải chấp nhận tốn tiền mua cầu thủ mà không dám sử dụng “cây nhà là vườn” chỉ vì điều này. Đó là chưa nói, dù có đôn các cầu thủ trẻ lên thi đấu (như U.19 chẳng hạn) thì đến năm 23 tuổi, các CLB vẫn phải mất cầu thủ do đến tuổi chuyển nhượng tự do.

Ngoài ra, việc trong một giải đấu có sự chênh lệch về ngân sách hoạt động của các CLB cũng là quy luật thị trường, đội có tiền nhiều mua cầu thủ tốt để tìm thành tích cao, đội ít tiền chuyên tâm đào tạo cầu thủ trẻ, như vậy mới có tính đào thải của bóng đá chuyên nghiệp, chứ CLB nào cũng sàn sàn như nhau thì làm sao phát triển bóng đá chuyên nghiệp được.

Thành ra trước khi muốn các CLB trẻ hóa, VFF nên có giải pháp cụ thể chứ không thể duy ý chí như cách họ muốn.