Xứng đáng với chữ “tín” được gửi trao

00:00 - Thứ Sáu, 02/01/2015 Lượt xem: 1218 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, tập hợp sự đoàn kết toàn dân là tấm gương mẫu mực để mọi người học tập làm theo. Phát huy vai trò của mình, người có uy tín trên địa bàn huyện Mường Chà đã đóng góp xứng đáng vào việc gìn giữ bình yên bản làng, xây dựng đời sống văn hóa…

Khi chúng tôi hỏi nhà ông Cà Văn Sy ở bản Co Đứa, xã Na Sang, huyện Mường Chà, nhiều người dân đang trò chuyện đầu bản đều chung câu trả lời: Các anh tìm nhà người có uy tín trong bản hả? Mới vào đầu bản, chưa gặp được người mình cần tìm nhưng nghe câu trả lời của những người trong bản, chúng tôi thấy thật vui.

Ông Cà Văn Sy (người ngồi giữa) vận động các gia đình trong bản thực hiện nếp sống mới, phát triển kinh tế.

Thật may khi chúng tôi đến, ông Sy đang ở nhà chăm sóc đàn lợn. Bởi theo người dẫn đường, ông Sy ít khi ở nhà vì bận rộn với ao cá, trang trại, chăn nuôi và lại thường xuyên đi giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong bản. Tôi làm vì trách nhiệm, lòng tin yêu của người dân trao gửi, bầu chọn là người có uy tín trong bản - ông Sy mở đầu câu chuyện.

3 năm làm người có uy tín, ông thật vinh dự nhưng không khỏi lo lắng về trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và nhất là bà con trong bản. Với lòng tâm huyết muốn góp phần tạo dựng cuộc sống bình yên của bà con lối xóm, giúp đỡ các gia đình khó khăn phát triển kinh tế đã thôi thúc ông làm vì chữ “tín” mà người dân đặt niềm tin. Ngoài những kiến thức từ trên về trách nhiệm của người có uy tín đối với cộng đồng dân cư, ông thường xuyên nghiên cứu sách báo, tài liệu, tạp chí... để đúc rút kinh nghiệm, cách làm riêng áp dụng vào từng tình huống tại địa bàn. Theo ông Sy, người có uy tín nói được mọi người nghe theo, làm theo thì bản thân phải gương mẫu, gia đình, dòng họ phải mẫu mực, đoàn kết rồi vận động cộng đồng cùng làm theo. Vì vậy trong gia đình, ông chăm lo dạy dỗ con, cháu ngoan ngoãn; đoàn kết anh em họ hàng nội tộc và đi đầu trong việc thực hiện nếp sống mới xóa bỏ hủ tục trong ma chay, cưới hỏi rườm rà... Gia đình ông Sy còn là điển hình phát triển kinh tế bằng việc chăn nuôi, thả cá cho thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông thường xuyên đến các gia đình khó khăn trong bản hướng dẫn kinh nghiệm chăn nuôi trâu, bò, lợn. Gia đình khó khăn không có vốn mua lợn giống, ông sẵn lòng cho vay không lãi.

Ở bản Co Đứa mỗi khi có mâu thuẫn gia đình, nội bộ họ hàng rồi đến xích mích giữa hàng xóm, trâu bò ăn lúa, phá hoại hoa màu... mọi người đều tìm đến ông Sy. Anh Lò Văn Lả nói về người có uy tín của bản với thái độ trân trọng. Trong bản, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào người có uy tín mà mình đã bầu ra. Ông Sy là tấm gương để mọi người học, làm theo. Người có uy tín làm được nhiều việc, là hạt nhân  gắn kết các dân tộc, mọi mâu thuẫn được hóa giải trên tinh thần đoàn kết thân ái, hiểu nhau và sống vì nhau.

Còn anh Lò Văn Ương, Trưởng bản Co Đứa, nhận xét: Ông Sy là người có uy tín nên các cuộc họp bản ông đều có ý kiến góp ý xây dựng. Trong bản có việc ông nói một câu hơn chúng tôi nói mười câu, bà con rất tin tưởng vào ông.

Trong những năm qua, không chỉ người có uy tín của bản Co Đứa được bà con tin yêu, mến phục mà ở bản Huổi Lóng, Huổi Xuân, Huổi Xưa… người có uy tín đã phát huy được vai trò, trách nhiệm, tâm huyết với công việc nên những vấn đề phức tạp ở các địa bàn này đã được giải quyết ổn thỏa. Ông Lường Văn Pánh, Bí thư Đảng ủy xã Na Sang cho biết: Trong những năm qua, xã Na Sang xác định, người có uy tín rất quan trọng vì thường ngày gần gũi với dân nên cấp ủy Đảng, chính quyền xã thường xuyên gặp gỡ trao đổi, động viên và định hướng cho người có uy tín làm tốt trách nhiệm của mình. Hàng năm, người có uy tín chỉ có 400 nghìn đồng thăm hỏi dịp tết nhưng họ làm việc trách nhiệm và nhận được sự kính trọng, nể phục của chính quyền, người dân. Trong năm 2014, bản Huổi Xuân, Huổi Xưa “nóng” vì tình trạng mất an ninh trật tự do tranh chấp đất đai, truyền đạo trái pháp luật nay cuộc sống bình yên nhờ công sức rất lớn của người có uy tín, thường xuyên đến các gia đình làm công tác tư tưởng.

Khác hẳn bản Co Đứa, xã Na Sang, ở bản Pu Ca, xã Sa Lông mọi người không hề biết người có uy tín trong bản là ai. Đến nhà Trưởng bản Sình A Hờ đặt vấn đề gặp gỡ người uy tín mới biết  ông chính là người thực hiện trách nhiệm có uy tín trong bản.

Trong câu chuyện với trưởng bản kiêm người có uy tín của bản Pu Ca, chúng tôi bật cười vì câu trả lời rất thật của ông: “Dân bản bầu tôi làm người có uy tín thì tôi nhận thôi chứ không biết làm việc gì, người có uy tín là như thế nào? Tôi không biết chữ nên các tài liệu, hướng dẫn, báo được cấp hàng tháng chỉ về để đấy”. Từ khi được bầu là người có uy tín, ông Hờ chưa một lần được xã Sa Lông cho biết trách nhiệm phải làm gì và người dân cũng không nhớ bản mình có người uy tín.

Thực tế ở xã Sa Lông cũng cho thấy, một số địa phương chưa quan tâm đến người có uy tín, có xã còn bỏ quên người uy tín. Ông Lý A Giàng, Phó Phòng Dân tộc huyện Mường Chà chia sẻ: Để phát huy vai trò người có uy tín thôn, bản trách nhiệm chính là cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở. Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện đã  kiểm tra nhiều bản, đánh giá kết quả thực hiện và cho thấy còn nhiều bất cập. Tới đây, Phòng hướng dẫn bằng văn bản gửi các xã, để  xã có cơ sở vận động, tuyên truyền cho người có uy tín phát huy khả năng của mình.

Kiên Cường
Bình luận
Back To Top