Năm mới thắng lợi mới

00:00 - Thứ Năm, 05/02/2015 Lượt xem: 1609 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Năm 2014 đã đi qua, khép lại 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII với những thành tích rất phấn khởi và đáng tự hào. Đặc biệt trong bối cảnh năm 2014 Điện Biên và cả nước gặp không ít khó khăn, thử thách. Nền kinh tế của tỉnh bị tác động bởi lạm phát, suy giảm kinh tế khiến nhiều mục tiêu bị kìm hãm. Song với sự đoàn kết, nhất trí cao của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong tỉnh, nỗ lực của các doanh nghiệp cùng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành nên cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong năm hoàn thành và hoàn thành đạt kết quả cao.

Kinh tế tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng với tốc độ 9,08%; thu nhập bình quân đầu người đạt 20,75 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo; hoạt động xuất nhập khẩu được duy trì và có bước tăng trưởng khá. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tiếp tục đầu tư xây dựng, nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, như sân vận động Điện Biên, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã được đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp thời phục vụ lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

 

Trong năm qua, tuy Điện Biên gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư nhất là vốn đầu tư công nhưng tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn vẫn đạt 6.933,8  tỉ đồng, (tăng 5,55% so với năm 2013). Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống nhân dân ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành tập trung chăm lo, cơ bản ổn định và có mặt được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,73% so với năm 2013, riêng 5 huyện nghèo giảm 4,81%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm mới cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn được quan tâm, với tổng số 7.875 người được đào tạo nghề (trong đó, lao động nông thôn là 6.050 người). Công tác cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí có chuyển biến tích cực; quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Các lực lượng vũ trang đã tăng cường công tác phối hợp, nắm chắc tình hình, duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; triển khai có hiệu quả kế hoạch quân sự địa phương, kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cả khu vực biên giới và nội địa. Công tác đối ngoại được tăng cường, nhất là mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa tỉnh ta với các tỉnh Bắc Lào ngày càng khăng khít, gắn bó. Trong năm, tỉnh đã tổ chức thành công hội đàm giữa Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào để đánh giá kết quả thực hiện biên bản ghi nhớ giai đoạn 2012-2014 và ký kết biên bản hợp tác cho giai đoạn đến năm 2016; quan hệ và hợp tác giữa tỉnh Điện Biên với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Chiềng Rai (Thái Lan) được tăng cường, đã góp phần quan trọng tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp Điện Biên cũng như doanh nghiệp và nhân dân nước bạn sang giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập, kinh doanh. Điều đó cũng góp phần quan trọng nâng vị thế, vai trò của Điện Biên lên một bước trong tiến trình hội nhập khu vực, thế giới đang ngày càng sôi động hiện nay.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đó còn hạn chế trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng, văn hóa xã hội và cải cách hành chính. Việc triển khai thực hiện một số chương trình, dự án trọng điểm chưa đạt mục tiêu, tiến độ đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân, ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh; các thành phần kinh tế phát triển thiếu bền vững. Những hạn chế trong quản lý đầu tư xây dựng, như: tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý; còn tình trạng nợ đọng, dư ứng ở các công trình xây dựng cơ bản chưa được thu hồi, giải quyết dứt điểm... đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của nguồn vốn, ảnh hưởng tiến độ phát triển chung của địa phương.

Cà phê - loại cây được kỳ vọng xóa đói giảm nghèo cho nông dân Điện Biên. Ảnh: TIẾN DŨNG

2015 là năm được dự báo còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước có những biến động khó lường sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô, đặc biệt là cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến các địa phương phụ thuộc phần lớn vào ngân sách Trung ương. Với Điện Biên, 2015 cũng là năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và kế hoạch 5 năm (2011-2015) nên các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội còn lại hết sức nặng nề. Cùng với đó là khó khăn, bất lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội, như: thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, nguy cơ dịch bệnh bùng phát gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; nguồn lực đầu tư từ ngân sách hạn chế trong khi phải ưu tiên để thanh toán nợ đọng; yêu cầu hoàn thành những chương trình, dự án trọng điểm có thời hạn kết thúc vào năm 2015 cũng là những yếu tố tác động chi phối đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong năm 2015 nói riêng và trong cả nhiệm kỳ nói chung. Song với quyết tâm cao nhất, nỗ lực cao nhất, tại kỳ họp cuối cùng của năm 2014 - kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khóa XIII, 100% đại biểu dự họp đã nhất trí với mục tiêu xuyên suốt cho năm 2015, là: “Nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện giảm nghèo bền vững gắn với phát triển sự nghiệp y tế giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”.

Múa hát “Em yêu trường em” của học sinh Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp (Mường Phăng, huyện Điện Biên). Ảnh: HỮU VINH

Xác định vai trò quan trọng của phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong tổng thể bức tranh kinh tế của địa phương, năm 2015 Điện Biên đặc biệt coi trọng việc chỉ đạo các ngành chuyên môn tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng kênh mương nội đồng, hỗ trợ khai hoang để khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi được xây mới, bảo đảm phát huy hiệu quả công trình đầu tư phục vụ cộng đồng dân cư. Đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án đo đạc địa chính và cắm mốc, phân loại rừng làm cơ sở thực hiện công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện trồng rừng nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm sản ở địa phương.

Trong nhóm giải pháp đảm bảo an sinh xã hội gắn với giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, có “biện pháp mạnh” được đề ra và đặc biệt làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp đã nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của đông đảo nhân dân. Đó chính là việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo từ cấp tỉnh đến cơ sở đều phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền với kết quả chương trình xóa đói giảm nghèo của địa phương. Đây được coi là giải pháp  cụ thể và rõ trách nhiệm của chính quyền mỗi cấp và lãnh đạo mỗi địa phương. Với những giải pháp quyết liệt, cụ thể; dưới sự chỉ đạo sát sao, hiệu quả của Đảng bộ, chính quyền các cấp và sự ủng hộ tích cực của nhân dân, chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng rằng, năm mới Điện Biên sẽ thêm nhiều thắng lợi mới để vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

Bích Hạnh
Bình luận
Back To Top