Từ đại hội đến đại hội

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng

00:00 - Thứ Sáu, 08/01/2016 Lượt xem: 2679 In bài viết
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} ĐBP - Đại hội Đại biểu lần thứ I của Đảng đã củng cố và phát triển lực lượng cách mạng, tiếp tục lãnh đạo nhân dân chống đế quốc và chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô. Đại hội đánh dấu sự khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước; đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng, thống nhất phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đại hội Đại biểu lần thứ I của Đảng được tiến hành trong bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Trên thế giới, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tiếp tục phát triển có lợi cho cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Những thành tựu to lớn về mọi mặt của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có tác động to lớn tới phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, khủng hoảng kinh tế đã làm cho nội bộ giai cấp tư sản mỗi nước và trên phạm vi toàn thế giới mâu thuẫn rất sâu sắc. Giai cấp tư bản tăng cường bóc lột người lao động đã làm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động càng phát triển mạnh mẽ. Ở một số nước tư bản, chủ nghĩa phát xít, quân phiệt xuất hiện, đe doạ trực tiếp đến hoà bình và an ninh của toàn thế giới. Ở Đông Dương, phong trào đấu tranh của công nhân đã từng bước hồi phục. Các tầng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn tham gia đấu tranh bằng nhiều hình thức như bãi khoá của học sinh, bãi thị của thương nhân, biểu tình chống thuế của nông dân.

Sau các cuộc khủng bố “trắng”, nhờ những hoạt động tích cực, Đảng cũng đã từng bước hồi phục. Về tổ chức, Ban lãnh đạo hải ngoại đã liên hệ được với những cơ sở và tổ chức trong nước, đưa đảng viên ở nước ngoài về nước phối hợp với đảng viên trong nước hoạt động; tiếp tục củng cố và phát triển những cơ sở và tổ chức còn lại, đồng thời xây dựng những cơ sở mới.

Sau một thời gian chuẩn bị về mọi mặt, vượt qua những khó khăn và sự lùng sục gắt gao của bộ máy mật thám, cảnh sát thực dân, từ ngày 28 - 31/3/1935, Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã họp tại một địa điểm ở phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) nhằm xác định đường lối cho thời kỳ đấu tranh mới khi Đảng đã phục hồi. Tham dự Đại hội có 13 đại biểu: 2 đại biểu của Ban Chỉ huy ở ngoài, 3 đại biểu đến từ Cao Miên, Nam Kỳ và Trung Kỳ, 1 đại biểu của Lào, 2 của Bắc Trung Kỳ, 2 đại biểu của Bắc Kỳ (cuối Đại hội mới tới), 3 đại biểu đến từ Xiêm (1 Xiêm, 1 Tàu và 1 Việt Nam). Đại hội do đồng chí Hà Huy Tập chủ trì. Lúc này đồng chí Nguyễn Ái Quốc đang công tác ở Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, nên không tham dự được.

Đại hội đã thông qua một loạt nghị quyết quan trọng: Nghị quyết Chính trị; các nghị quyết về công tác quần chúng với từng đối tượng cụ thể: công nhân, nông dân, binh lính, phụ nữ, dân tộc thiểu số, thanh niên, đội tự vệ; Nghị quyết về công tác phản đế liên minh, xây dựng đội tự vệ, công tác cứu tế đỏ; Nghị quyết về các chương trình hành động; Nghị quyết về công tác đã qua của Ban Chỉ huy kiêm Ban Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Đông Dương; Nghị quyết về hệ thống tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương; thông qua Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương, Điều lệ của Tổng Công hội đỏ Đông Dương, Điều lệ Nông hội làng, Điều lệ của Đông Dương phản đế liên minh, Điều lệ Hội Cứu tế đỏ Đông Dương, Điều lệ của Thanh niên Cộng sản Đoàn Đông Dương.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thế giới và trong nước, Nghị quyết Chính trị của Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng trong thời gian trước mắt là củng cố và phát triển Đảng, thâu phục quảng đại quần chúng lao động, chống đế quốc chiến tranh.

Về phát triển và củng cố Đảng, tăng cường phát triển đảng vào các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng, biến mỗi xí nghiệp thành một thành luỹ của Đảng; đồng thời phải đưa nông dân lao động và trí thức cách mạng đã trải qua thử thách vào Đảng. Phải chăm lo tăng cường các đảng viên ưu tú xuất thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Để bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động, các đảng bộ cần tăng cường phê bình và tự phê bình đấu tranh trên cả hai mặt chống “tả” khuynh và “hữu” khuynh, giữ vững kỷ luật của Đảng.

Về thâu phục quảng đại quần chúng, Đại hội chỉ rõ Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng. Nếu Đảng không mật thiết liên lạc với quần chúng, không được quần chúng tán thành và ủng hộ những khẩu hiệu của mình thì những những nghị quyết cách mạng đưa ra vẫn chỉ là lời nói không. Muốn thâu phục quảng đại quần chúng thì nhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp trước mắt của Đảng là: Bênh vực quyền lợi của quần chúng; củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng. Đại hội chủ trương tổ chức quần chúng chủ yếu theo hình thức bí mật, bất hợp pháp, đồng thời coi trọng những hình thức công khai, hợp pháp.

Về nhiệm vụ chống chiến tranh, Đảng đã vạch trần luận điệu “hoà bình” giả dối của bọn đế quốc, giải thích cho quần chúng thấy rõ chiến tranh đế quốc đã bắt đầu. Đại hội xem nhiệm vụ chống chiến tranh đế quốc bảo vệ Liên bang Xô viết là nhiệm vụ của Đảng và của toàn thể cách mạng. Đại hội quyết định thành lập Ban Chống chiến tranh đế quốc do Đảng lãnh đạo, bao gồm đại biểu nhiều tổ chức cách mạng và cá nhân yêu nước, hoà bình và công lý.

Nghị quyết Về công tác đã qua của Ban Chỉ huy kiêm Ban Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Đông dương đã đánh giá: Ban Chỉ huy ở ngoài đã đề ra đường lối chính trị chung đúng với nguyên tắc của Quốc tế Cộng sản; đã biết chỉ đạo các đảng bộ mở cuộc tự chỉ trích Bônsơvích trong Đảng, hiệu triệu các đảng viên chống các xu hướng đầu cơ; đã biết chú ý chỉ thị các đảng bộ liên lạc các công tác tổ chức với đấu tranh lý thuyết với thực hành.

Nghị quyết Về hệ thống tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông dương đánh giá: trong bối cảnh khó khăn của phong trào cách mạng khi Ban Trung ương ủy viên bị bắt, việc lập ra một cơ quan chỉ đạo như Ban Chỉ huy ở ngoài là một điều rất cần thiết; quy định quyền hạn, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy ở ngoài, mối quan hệ giữa Ban Chỉ huy ở ngoài với Ban Trung ương, giữa Ban Chỉ huy ở ngoài và Ban Trung ương với Quốc tế Cộng sản.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng, gồm 13 ủy viên (9 ủy viên chính thức và 4 ủy viên dự khuyết), đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc là đại biểu của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.

Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thắng lợi căn bản của cuộc đấu tranh giữ gìn và khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở.

Theo dangcongsan.vn
Bình luận
Back To Top