Góp ý kiến vào dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019:

Đề nghị bổ sung nội dung bạo hành, xâm hại trẻ em

16:00 - Thứ Năm, 07/06/2018 Lượt xem: 9920 In bài viết
Trong phiên làm việc sáng 7-6, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị bổ sung những nội dung liên quan đến xâm hại, bạo hành trẻ em; chính sách cho dân tộc miền núi, phòng cháy chữa cháy… vào chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.

 

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.

Tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019 do Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đọc cho biết, căn cứ kết quả hoạt động giám sát những năm vừa qua và tình hình thực tế, trong năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội giám sát hai chuyên đề tại hai kỳ họp trong năm.


Đại biểu Đinh Thị Phương Thảo đóng góp ý kiến.

Tính đến ngày 27-4-2018, trong tổng số 77 cơ quan xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được văn bản trả lời của 64 cơ quan với 190 nội dung kiến nghị . Trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu ý kiến kiến nghị của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định hai trong bốn nội dung cụ thể sau đây :

- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2011-2018 (dự kiến giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì về nội dung).

- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị giai đoạn 2014-2018 (dự kiến giao Ủy ban Kinh tế chủ trì về nội dung).

- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2011-2018 (dự kiến giao Hội đồng Dân tộc chủ trì về nội dung).

- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về lập, quản lý, sử dụng các loại quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2018 (dự kiến giao Uỷ ban Tài chính, Ngân sách chủ trì về nội dung).


Đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang).

Có 10 đại biểu Quốc hội đã đóng góp ý kiến vào dự kiến chương trình giám sát này. Nhiều đại biểu nêu ra thực trạng trẻ em hiện nay bị bạo hành, xâm hại và xâm hại tình dục ngày càng tăng cao và nhiều vụ việc ở mức độ nghiêm trọng nhưng chưa được xử lý triệt để, cần phải đưa nội dung này vào chương trình giám sát. Các đại biểu đề nghị bổ sung nội dung giám sát tình trạng bạo hành, xâm hại, xâm hại tình dục trẻ em vào chương trình giám sát năm 2019. Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) đề cập đến vấn nạn bạo hành và xâm hại trẻ em mà nhiều đại biểu đã nhắc đến: Tính đến ngày 1-1-2017, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có hơn hai nghìn trẻ bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần can thiệp, và con số này ngày càng tăng. “Việc đưa nội dung bạo hành, xâm hại trẻ em vào chương trình giám sát tối cao của Quốc hội là cần thiết và cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt, qua đó bảo đảm Tương tự, đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng bày tỏ sự bức xúc trước nạn bạo hành và xâm hại trẻ em.

 

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre).

Một nội dung khác được nhiều đại biểu quan tâm đến là chính sách cho dân tộc thiểu số, miền núi. Đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang) cho rằng, kết quả giám sát chính sách cho dân tộc thiểu số, miền núi sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng luật phát triển miền núi. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nhắc lại ý kiến của mình tại kỳ họp trước kiến nghị nên tập trung vào hai vấn đề nóng là chính sách dân tộc miền núi và quản lý, sử dụng đất đai đô thị.

Cũng đề cập đến việc quản lý, sử dụng đất đai, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) cho rằng cần phải xem xét kỹ lại việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở ba nơi dự kiến làm đặc khu là Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Đại biểu đề nghị cần cân nhắc, cẩn trọng, lựa chọn thời gian để thông qua dự thảo Luật Đặc khu, đồng thời xem xét, rà soát kỹ lại đất đai ở những nơi này. Đại biểu đề xuất chưa nên thông qua dự án Luật Đặc khu tại kỳ họp này mà nên xem xét cho thật kỹ.

 

Đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau).

Một số đại biểu cũng góp ý về việc báo cáo kết quả giám sát. Đại biểu Thái Trường Giang cho rằng, nên lựa chọn những hình thức báo cáo sinh động và thực tế hơn, như hình ảnh, video, số liệu minh họa… thay vì chỉ phát những tập tài liệu dày cộp, khô cứng mà chưa chắc đại biểu đã đọc được hết.

Kết thúc phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội sẽ nhận phiếu xin ý kiến về các nội dung giám sát trong năm tới, và sau khi tổng hợp kết quả từ việc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Quốc hội sẽ chính thức ra Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2019.

P.V (Theo Nhân dân)
Bình luận
Back To Top