Ban Cán sự Ðảng UBND tỉnh

Khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện Nghị quyết 05

08:43 - Thứ Tư, 07/08/2019 Lượt xem: 16585 In bài viết

ĐBP - Một trong những nội dung quan trọng được chỉ ra tại Kết luận số 155 - KL/TU, ngày 20/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 05 - NQ/TU, ngày 23/5/2016 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (gọi tắt là Nghị quyết số 05) đối với Ban Cán sự Ðảng UBND tỉnh đó là: Khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức và kết quả triển khai thực hiện các mô hình sản xuất; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là tình trạng phá rừng. Kịp thời sửa chữa, hạn chế khuyết điểm này, Ban Cán sự Ðảng UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch khắc phục, tổ chức thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cấp ủy Ðảng, chính quyền, cán bộ và nhân dân trong thực hiện nghị quyết.

 

Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra xác minh diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng ở huyện Mường Nhé.

Ban Cán sự Ðảng UBND tỉnh đã quán triệt, triển khai thực hiện nhiệm vụ khắc phục những hạn chế, khuyết điểm theo Kết luận số 155 - KL/TU, ngày 20/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến các cấp ủy Ðảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị liên quan; ban hành kế hoạch khắc phục, sửa chữa. Ban Cán sự Ðảng UBND tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 48 - CT/TU, ngày 20/3/2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy. Trên cơ sở các kế hoạch, chỉ thị, các cấp ủy Ðảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị liên quan đã quán triệt, phổ biến, triển khai các tổ chức Ðảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và người dân để nắm bắt, từ đó xây dựng kế hoạch khắc phục; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy. Ban Cán sự Ðảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, xây dựng, ban hành mới các kế hoạch và đề án liên quan đến phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, đó là việc ban hành kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020; kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh đến năm 2020; Ðề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030; Bộ tiêu chí thôn, bản nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và Bộ tiêu chí “Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh đến năm 2020…

Lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức, kết quả triển khai thực hiện; tổng kết, đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất, làm cơ sở nhân rộng các mô hình hiệu quả được Ban Cán sự Ðảng UBND tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất theo từng chương trình, chính sách hoặc thực hiện đánh giá tổng thể hàng năm theo từng địa phương; trong đó, chú trọng đánh giá các mô hình sản xuất thuộc chương trình khuyến nông, chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a, Chương trình 135/CP, các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các dự án liên kết theo chính sách tại Quyết định số 45/2018/QÐ - UBND, ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó lựa chọn, xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và triển khai các mô hình sản xuất mới có tính khả thi, khả năng thành công cao, có khả năng nhân rộng và thị trường đầu ra. Tập trung ưu tiên hỗ trợ, thực hiện các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện tại, UBND các huyện, thị xã, thành phố, chủ đầu tư các mô hình, dự án phát triển sản xuất đang tổ chức triển khai thực hiện.

Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là tình trạng phá rừng; Ban Cán sự Ðảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng; đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền. Rà soát, xây dựng bổ sung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh của chính quyền địa phương các cấp theo Luật Lâm nghiệp; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vụ vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; kiên quyết cưỡng chế hành chính các đối tượng bị xử phạt nhưng không chấp hành. Ðối với những vụ phá rừng đủ điều kiện xử lý hình sự thì kiên quyết xử lý. Triển khai các đợt kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, phá rừng tại các vùng trọng điểm; rà soát phương án và các biện pháp triển khai bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ”. Tổ chức rà soát, ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành liên quan trong phối hợp xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo, hướng dẫn chủ rừng sử dụng có hiệu quả tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng… 6 tháng đầu năm, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền Luật Lâm nghiệp thu hút gần 28.000 lượt người tại hơn 500 thôn, bản tham gia và ký cam kết bảo vệ rừng. Lực lượng chức năng đã phát hiện 272 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (86 vụ phá rừng trái pháp luật); xử lý 251 vụ (246 vụ xử lý hành chính, 5 vụ xử lý hình sự), thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 2,4 tỷ đồng. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tổ chức chi trả gần 175 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng… qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm cho chủ rừng trong quản lý, bảo vệ rừng; góp phần cải thiện cuộc sống người dân sống bằng nghề rừng.

Bài, ảnh: Minh Thùy
Bình luận
Back To Top