Kinh tếĐầu tư

Thực hiện Nghị quyết 11 ở Mường Ảng

Tiết giảm đầu tư trên nhiều mặt

00:00 - Thứ Sáu, 23/01/2015 Lượt xem: 891 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Dù việc thực hiện thắt chặt đầu tư công, tiết giảm những công trình, dự án chưa thật cần thiết theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ trong thời gian qua gây không ít khó khăn cho địa phương, song cấp ủy, chính quyền huyện Mường Ảng đã có cách làm linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn.

Thắt chặt chi thường xuyên

Thực hiện Nghị quyết 11/CP được huyện Mường Ảng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Trên cơ sở đó, huyện quán triệt và chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã trên địa bàn đề ra các giải pháp thiết thực và thực hiện quyết liệt nghiêm túc, hiệu quả. Người đứng đầu các phòng, ban, đơn vị phải quán triệt thực hiện tiết kiệm sử dụng văn phòng phẩm, nước, điện chiếu sáng, điện thoại. Huyện cũng hạn chế tổ chức nhiều hội nghị, giảm thiểu công tác phí và tới đây sẽ khoán tiền công tác phí tới từng bộ phận chuyên môn.

Từ nguồn vốn xây dựng NTM, huyện Mường Ảng tập trung đầu tư nhiều hạng mục hạ tầng thiết yếu. Trong ảnh: Công trình đường lên bản xã Mường Đăng mới hoàn thành đưa vào sử dụng giữa năm 2014.

Xác định trong các nhóm giải pháp, việc thắt chặt chi tiêu thường xuyên là nội dung quan trọng, từ năm 2011 đến nay, khi phân bổ dự toán hàng năm huyện đều dành 10% chi thường xuyên sau khi khấu trừ qua lương và các khoản có tính chất như lương để thực hiện những công việc có liên quan tới an sinh xã hội. Để thực hiện tốt nội dung này, cấp ủy, chính quyền cơ sở đã quán triệt và tăng cường công tác phổ biến, nâng cao nhận thức để mỗi cán bộ, đảng viên hiểu đúng, đủ và hưởng ứng tốt tinh thần Nghị quyết 11. Đặc biệt từ năm 2012 trở lại đây huyện đã chỉ đạo dành 10% quỹ tiết kiệm bù vào nguồn cải cách tiền lương và các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67 và 13 của Chính phủ về việc chi trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Riêng đối với cấp xã, khi phân bổ dự toán cũng phải dành 10% cho nội dung này. Trong đó, phần lớn được ưu tiên cho việc tổ chức cứu đói cho người dân lúc giáp hạt và thăm hỏi các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.

Trong năm 2014, huyện Mường Ảng đã thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên phục vụ cho chính sách an sinh xã hội với tổng số tiền 1,8 tỷ đồng; 10 xã, thị trấn tiết kiệm được 329 triệu đồng. Nặm Lịch được ghi nhận là một trong những xã tiên phong và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 11. Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm vừa qua, toàn xã thực hiện tiết kiệm chi tiêu thường xuyên được 34 triệu đồng. Do diện tích đất canh tác sản xuất trên địa bàn xã rất ít nên số hộ thiếu đói vào mùa giáp hạt khá cao. Chính vì vậy 100% số tiền tiết kiệm được Đảng ủy, UBND xã ưu tiên cho việc hỗ trợ cứu đói.

Ưu tiên các dự án thuộc vốn chương trình mục tiêu

Là huyện có tỷ lệ hộ nghèo khá cao, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, để việc thực hiện Nghị quyết 11 không “ảnh hưởng” nhiều tới tiến độ triển khai các công trình xây dựng cơ bản tại địa bàn, huyện Mường Ảng đã áp dụng giải pháp linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tế. Với quan điểm không đầu tư dàn trải, huyện chỉ đạo các chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư và nhà thầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản. Chú trọng ưu tiên cho các dự án thuộc các chương trình mục tiêu theo phân bổ chi tiết danh mục công trình đã được UBND tỉnh chấp thuận, như: các công trình thuộc nguồn vốn Nghị quyết 30a/CP với tổng kinh phí 28,2 tỷ đồng, Chương trình 135 (8,4 tỷ đồng), Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (7,3 tỷ đồng). Ưu tiên cho các hạng mục giao thông, thủy lơi, trường học, điện...

Theo ông Vũ Văn Phóng, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính huyện Mường Ảng, để góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, huyện đã thực hiện điều chỉnh vốn của những công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng thừa vốn sang những công trình còn thiếu vốn. Đồng thời, tăng cường nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế dự án và giám sát đầu tư chặt chẽ. Đối với các công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị được giao làm đại diện chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán để thẩm định phê duyệt quyết toán dự án ghi tăng giá trị tài sản cố định. Từ đó sẽ hạn chế tối đa sự lãng phí vốn đầu tư. Chính vì vậy, trong năm 2014 Mường Ảng là địa phương không để tồn đọng quyết toán các công trình đã hoàn thành.

Với quan điểm không để phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản, huyện chỉ quyết định đầu tư khi đã xác định được nguồn vốn cho công trình. Riêng với công trình đã hoàn thành sẽ ưu tiên bố trí trả nợ khối lượng đã hoàn thành. Đối với các dự án thuộc nhóm C sẽ bố trí kế hoạch vốn không quá 3 năm và năm đầu tiên sẽ được bố trí bằng 35% tổng mức đầu tư.

Tại kỳ họp thứ 11, Hội đồng Nhân dân huyện Mường Ảng tổ chức ngày 24/12/2014 vừa qua, lãnh đạo huyện quán triệt và yêu cầu các xã, thị trấn trên địa bàn tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11. Theo dự toán, phân bổ ngân sách địa phương năm 2015 được thông qua tại kỳ họp, địa phương sẽ tiết kiệm chi tiêu 10%, tương ứng với gần 2,6 tỷ đồng (ngân sách huyện 2 tỷ, ngân sách xã 590 triệu đồng). Riêng đối với lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản huyện xây dựng và áp dụng theo kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 với hướng ưu tiên cho các dự án sử dụng vốn ít nhưng nhiều người hưởng lợi theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh.

Bài, ảnh: Việt Đức
Bình luận
Back To Top