Kinh tếĐầu tư

Những con đường từ lòng dân

00:00 - Thứ Sáu, 06/02/2015 Lượt xem: 831 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Giao thông nông thôn là 1 trong 19 tiêu chí cơ bản mà mỗi địa phương cần hoàn thiện trong lộ trình xây dựng nông thôn mới. Thực tế tại nhiều địa bàn trong tỉnh hiện nay, đây vẫn là một trong những tiêu chí khó hoàn thành. Vậy nhưng, ở nhiều nơi trong tỉnh vẫn có những con đường nông thôn được làm nên từ sự đồng lòng, quyết tâm của chính người dân trên mảnh đất ấy. Điều đó không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm mà còn là tư duy tiến bộ của bà con khi đã xác định làm đường cho bản, cho xã cũng là làm đường đi cho chính mình.

Bản Xuân Tươi, xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo không phải là bản điểm về xây dựng nông thôn mới của huyện nhưng lại là một trong những địa phương đi đầu trong việc kiên cố hóa giao thông nông thôn. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cùng sự quyết tâm của người dân bản, cuối năm 2011, con đường bê tông khang trang dài 500m với sự đóng góp công sức, vật chất của 82 hộ trong bản đã hoàn thành. Số tiền 500.000 đồng mỗi hộ phải đóng góp để làm đường là không nhỏ so với một bản có gần 50% hộ nghèo như nơi đây. Nhưng lợi ích mà con đường mang lại đã không phụ những gì dân bản Xuân Tươi bỏ ra, nó đã mở ra một trang mới cho quá trình đi lên xóa đói giảm nghèo với những kết quả đáng ghi nhận. Thông thương thuận tiện hơn trước, máy móc, phương tiện cơ giới đã vào đến trung tâm bản; đường được nâng cấp, kiên cố làm giảm bớt hao mòn phương tiện, thời gian đi lại cho nhân dân. Sau 4 năm, số hộ nghèo đã giảm xuống còn 29%.

Nhân dân thôn C9, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên tham gia làm đường liên thôn.

Cùng là điển hình trong sự đồng thuận của nhân dân nhưng điều kiện địa hình, cơ sở vật chất trong quá trình phá núi, mở đường của người dân bản Đán Đanh, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà còn khó khăn hơn. Chỉ 1 năm trước đây thôi, vào Đán Đanh không hề có đường, dù chỉ là đường mòn, lối duy nhất vào bản là dọc theo dòng suối Nậm Piền hoặc rẽ rừng mà đi. Đán Đanh giống như một ốc đảo tách biệt với thế giới bên ngoài. Cuộc sống của người dân nơi đây gắn với rất nhiều cái không: không đường, không điện, không sóng điện thoại, không nước (toàn bộ sinh hoạt tắm giặt, nước ăn đều trông vào con suối Nậm Piền), số hộ nghèo của bản lên tới 95%. Theo Trưởng bản Đán Đanh, Giàng A Chứ thì: Do đường giao thông từ bản ra các bản lân cận và trung tâm xã Mường Tùng chưa có, ảnh hưởng rất lớn cho việc đi lại, học tập, thông thương, khám chữa bệnh của người dân. Giữa năm 2014, bản đã huy động bà con bạt núi, mở con đường dài 15km chạy theo sườn núi nối từ bản Đán Đanh tới bản Nậm Piền. Chính quyền xã đã hỗ trợ 1 triệu đồng mua công cụ như: cuốc, xẻng, xà beng... còn lại chi phí ăn, uống do dân bản tự túc, nhà ai có thì mang theo. Trong quá trình thi công con đường, người dân Đán Đanh gặp không ít khó khăn như: Vách núi đá rất cứng, không có công cụ khoan phá, bà con đành áp dụng phương pháp thủ công là đốt lửa làm đá giòn ra rồi đào được, trời mưa thì chỉ thi công được phần đất mềm. Khó khăn là vậy, nhưng với sự đồng lòng của dân bản, người Đán Đanh đã hoàn thành con dường dài 15km sau 6 tháng thi công. Dù là đường đất nhỏ nhưng đó là thành quả được tạo nên từ bao giọt mồ hôi, lòng quyết tâm và cả những hi vọng lớn lao của người dân bản Đán Đanh. Từ đây, Đán Đanh sẽ được kết nối, sẻ chia để phát triển.

Người dân bản Đán Đanh, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà bạt núi, mở đường.

Một “con đường mẫu” khác minh chứng cho sự thuận lợi của việc Nhà nước và nhân dân cùng làm là đường bê tông nối giữa các thôn, đội C9 A, B và C của xã Thanh Xương, huyện Điện Biên. Trước đây, đường liên thôn khu nông trường đội 9 là niềm trăn trở của chính quyền và nhân dân địa phương. Bởi con đường - “mặt tiền” của hầu hết các gia đình trong 3 thôn, nơi cách quốc lộ 279 chỉ vài trăm mét vẫn mịt mù bụi ngày nắng, ngập bùn lầy ngày mưa. Ngay từ khi biết UBND huyện có kế hoạch bê tông hóa con đường, người dân 3 thôn hết sức phấn khởi và ủng hộ. Trước khi đổ bê tông, bà con cùng góp công san lấp mặt bằng, làm nền đường. Khi họp thôn để thống nhất việc đóng góp kinh phí, các hộ đều nhất trí tự nguyện đóng góp mặc dù có gia đình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Phần quan trọng, chiếm nhiều kinh phí nhất là xi măng, sỏi, bê tông đã được Nhà nước cấp, máy móc phương tiện thi công và giám sát kỹ thuật cũng được Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên hỗ trợ, nên con đường sạch đẹp cho thôn nhanh chóng được triển khai. Tháng 11/2014, sau hơn 1 tháng với sự trực tiếp đóng góp công sức, giám sát, thi công của người dân, con đường của sự đồng thuận đã hoàn thành với chiều dài hơn 2,5km. Việc người dân chung tay cùng Nhà nước, tổ chức để bê tông hóa những con đường liên thôn ở xã Thanh Xương chính là cách làm mẫu để phát huy sức mạnh toàn dân, nâng cao nhận thức của nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đồng thời tạo điều kiện cho người dân đi lại, thông thương; trẻ em đến trường thuận tiện, an toàn.

Những con đường từ lòng dân ấy đã tạo một làn gió mới về sự thay đổi nhận thức của người dân. Giờ đây, làm đường không còn là trách nhiệm của riêng Nhà nước.

Đức Duy
Bình luận
Back To Top