Kinh tếĐầu tư

Địa điểm xây dựng nhà máy xử lý rác thải:

Cần tiếng nói chung

00:00 - Thứ Sáu, 20/03/2015 Lượt xem: 776 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ mới, hiệu quả cao trong giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra, sản xuất phân hữu cơ vi sinh cải tạo đất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách… có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường. Với Điện Biên, chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác thải đã thống nhất, song việc lựa chọn địa điểm đặt nhà máy vẫn là vấn đề khó giải quyết.

Đoàn công tác Tỉnh ủy kiểm tra địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tại bản Ten Luống 2, xã Thanh An, huyện Điện Biên. Ảnh: Phạm Dương

Gian nan chọn lựa vị trí

Đối với tỉnh ta, mặc dù chưa có các khu công nghiệp lớn, mật độ dân số và đô thị không cao nhưng với địa hình đất dốc, mặt bằng nhỏ hẹp nên việc tập kết, xử lý rác thải không đủ tiêu chuẩn, không đúng vị trí sẽ ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước và sức khỏe người dân. Đơn cử như việc tập kết, xử lý rác thải tại đỉnh đèo Tằng Quái, huyện Mường Ảng hay khu tập kết rác thải tại thị xã Mường Lay có thể nhận thấy ngay rằng: Rác thải tập kết ở vị trí cao (đây là vị trí ít dân cư) sẽ nhanh chóng theo nguồn nước trôi xuống vùng thấp (nơi tập trung đông dân cư) hay khu tập kết, đốt, chôn rác tại phường Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường khu dân cư. Tuy nhiên, việc khảo sát, lập quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý rác thải theo đúng quy mô, áp dụng công nghệ tiên tiến ở tỉnh ta gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.

Ông Phan Hiền, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Trước đây, tỉnh và các ngành chuyên môn đã nghiên cứu, khảo sát và dự kiến xây dựng Nhà máy xử lý rác thải thành phố Điện Biên Phủ - xử lý rác thải cho vùng lòng chảo và huyện Điện Biên tại bản Púng Min, xã Pa Thơm sau đó là xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên nhưng cả 2 dự án đều không triển khai được do không có sự đồng thuận của đa số người dân địa phương. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc xác định vị trí xây dựng Nhà máy xử lý rác thành phố Điện Biên Phủ (thay thế cho địa điểm xây dựng tại xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên đã được UBND tỉnh chấp thuận trước đó), tháng 10/2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành khảo sát lựa chọn vị trí quy hoạch xây dựng nhà máy tại bản Ten Luống 2, xã Thanh An, huyện Điện Biên. Theo quy hoạch ban đầu, vị trí xây dựng có diện tích khoảng 30ha, cách trụ sở UBND xã Thanh An 2km về phía Đông và cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 12km. Đây là khu vực không có các công trình, vật kiến trúc hoặc dự án xây dựng nào, chủ yếu là đất rừng sản xuất và có khoảng 3.000m2 ruộng lúa một vụ; một phần diện tích trồng cây hàng năm, cây lâu năm của các hộ dân địa phương. Bản Ten Luống 2 có 47 hộ, khoảng cách nhà ở của các hộ gần vị trí xây dựng nhất là 500m, cơ bản đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị của Bộ Xây dựng (QCVN 07:2010/BXD), đáp ứng được các tiêu chí về môi trường, mức độ ảnh hưởng thấp, đủ điều kiện để xây dựng một nhà máy xử lý rác thải tiên tiến trong khu vực. Tổng diện tích nhà máy khoảng từ 20ha đến 30ha, với 3 khu riêng biệt. Dự kiến khi hoàn thành nhà máy không chỉ đáp ứng chức năng xử lý rác mà còn là công trình kiến trúc xanh, sạch, đẹp, là nơi tham quan, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

Ông Lò Văn Hinh (bên phải), Trưởng bản Ten Luống 2, xã Thanh An, huyện Điện Biên chỉ cho phóng viên địa điểm xây dựng nhà máy xử lý rác thải.

Những quan điểm trái chiều

Sau khi xác định vị trí quy hoạch, tháng 11/2013, UBND tỉnh giao các đơn vị chức năng liên quan lấy ý kiến cấp ủy, chính quyền và nhân dân tại khu vực xây dựng nhà máy. Tuy còn nhiều ý kiến người dân e ngại dự án sẽ không xử lý, khống chế được ô nhiễm khi nhà máy đi vào hoạt động nhưng bước đầu đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Điện Biên đồng tình. Đặc biệt sau khi được đưa đi tham quan Nhà máy Xử lý rác thải - Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tỉnh Yên Bái, một công trình mang tính “hình mẫu” về khu xử lý rác thải tại một địa phương có đặc điểm địa hình khá tương đồng với tỉnh ta, thấy được những lợi ích của việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải, các tổ chức đoàn thể xã Thanh An, các bí thư chi bộ, trưởng bản trong khu vực quy hoạch xây dựng đã ủng hộ. Đây là tiền đề tốt để tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân đồng tình.

Những tưởng “đầu xuôi đuôi lọt” nhưng đến tháng 6/2014, ngay sau khi UBND tỉnh đồng ý vị trí xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại bản Ten Luống 2, xã Thanh An, UBND huyện Điện Biên đã có văn bản gửi UBND tỉnh xin chỉ đạo về vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy xử lý rác thành phố Điện Biên Phủ tại xã Thanh An. Bởi theo báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Thanh An về việc tổng hợp ý kiến nhân dân xã về địa điểm xây dựng Nhà máy xử lý rác thành phố Điện Biên Phủ, trong đó thống kê: 14/15 thôn, bản của xã Thanh An có 100% người dân không nhất trí xây dựng nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn xã, chỉ duy nhất bản Ten Luống 2 (bản đặt vị trí xây dựng nhà máy) có 25,5% người dân đồng ý. Lý do người dân đưa ra là vị trí xây dựng nhà máy nằm ở đầu nguồn nước sinh hoạt của hàng ngàn người dân trong xã.

Ông Lò Văn Hinh, Trưởng bản Ten Luống 2 (nhà ông Hinh cũng ở sát vị trí xây dựng nhà máy) nêu quan điểm: Nguồn nước tại bản cần được lấy mẫu xét nghiệm trước và sau khi xây dựng nhà máy để chứng tỏ nguồn nước không bị ô nhiễm. Ông lý giải: Ban đầu đa số người dân bản nhất trí việc xây dựng nhà máy xử lý rác tại bản (trên 70%) nhưng sau đó đã có sự dao động tư tưởng do tác động từ dư luận tại các bản lân cận, đặc biệt là vấn đề lo ngại ô nhiễm nguồn nước. Thậm chí khi tiếp xúc với chúng tôi, vợ ông Hinh cũng đặt một câu hỏi đầy hoài nghi: Liệu xây xong nhà máy có đốt và chôn rác như bãi rác ở phường Noong Bua không? Tương tự, những người dân ở bản Đông Biên 3 (trung tâm xã Thanh An) phản đối xây dựng nhà máy xử lý rác tại xã do lo ngại nhà máy sẽ không đạt tiêu chuẩn như ở Yên Bái, gây ô nhiễm nguồn nước ăn...  

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lò Văn Hương, Chủ tịch UBND xã Thanh An cho biết: Thực tế là không có bất cứ người nào muốn xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại địa bàn mình sinh sống, thậm chí chính những cán bộ các ban, ngành trong xã khi họp cũng không có sự nhất trí cao. Nên việc chỉ lấy ý kiến của người dân rằng “đồng ý hay không đồng ý” tất nhiên là họ sẽ trả lời “không”. Quan trọng nhất là cần có sự vào cuộc đồng bộ từ địa phương đến các cơ quan chuyên môn, tuyên truyền bằng những căn cứ, cơ sở thuyết phục để người dân hiểu mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc xây dựng nhà máy xử lý rác. Từ đây dân sẽ tin và ủng hộ. Tất nhiên, khi dân tin, nghe theo rồi các đơn vị chuyên môn cần phải giữ chữ tín...

Phạm Dương
Bình luận
Back To Top