Kinh tếĐầu tư

Tuyến đường giao thông Phì Nhừ - Chiềng Sơ:

Góp phần thay đổi cuộc sống người dân trên địa bàn

00:00 - Thứ Tư, 01/04/2015 Lượt xem: 1064 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Trước kia, để đi từ xã Phì Nhừ đến xã Chiềng Sơ (huyện Điện Biên Đông) phải đi vòng qua xã Mường Luân. Nhưng từ khi đường giao thông Phì Nhừ - Chiềng Sơ hoàn thành, đưa vào sử dụng, quãng đường được rút lại ngắn hơn, người dân đi lại, giao lưu hàng hóa dễ dàng hơn. Từ đó, cuộc sống tại các bản làng quanh tuyến đường này cũng có nhiều thay đổi.

Tuyến đường Phì Nhừ - Chiềng Sơ bắt đầu được thi công từ tháng 10/2012 và chính chức đưa vào sử dụng từ tháng 5/2014 do Sở Giao thông vận tải tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư, nhờ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (World Bank). Con đường bê tông dài 21km, chạy qua địa phận 7 bản thuộc xã Phì Nhừ và 5 bản xã Chiềng Sơ. Trước đây, đường đến các bản này hầu hết là đường đất, đi lại khó khăn, nhiều đoạn gập gềnh, mùa mưa lầy lội. Vậy nên, việc đến trường của học sinh thường xuyên bị ảnh hưởng, mua bán hàng hóa bị hạn chế. Làng bản cũng vì thế mà heo hút, cuộc sống khó khăn hơn. Đặc biệt vào mùa mưa, nông sản người dân làm ra khó vận chuyển đến nơi tiêu thụ, thường bị thương lái ép giá. Chị Vừ Thị Di, người dân bản Cồ Dề B, xã Phì Nhừ sống gần tuyến đường cho biết: “Khi chưa có đường, chúng tôi chỉ xuống trung tâm xã và đi chợ khi cần thiết. Mùa mưa thì hầu như không đi đâu. Nông sản làm ra bán giá thấp hơn các nơi khác khoảng 20%. Bây giờ, dù mưa gió vẫn có thương lái đến tận nơi thu mua mà giá cả ổn định hơn. Ngoài ra, cũng có người mang thức ăn, quần áo, đồ dùng đến tận nơi bán. Chúng tôi ít phải đi xa mua hàng”.

Từ khi con đường được hoàn thiện, nhiều hộ dân chuyển đến sinh sống bên đường, người qua lại cũng đông hơn.

Người dân các bản sống gần tuyến đường này, khi được hỏi, ai cũng chung một câu trả lời “vui hơn kể từ ngày có con đường”. Chỉ mất khoảng 45 phút đi xe máy từ Phì Nhừ là đến trung tâm xã Chiềng Sơ, rút ngắn được 30 phút so với chặng đường đi vòng qua xã Mường Luân như trước đây. Hàng ngày, ô tô, xe máy đi lại nhộn nhịp. Hàng hóa các loại thường xuyên được vận chuyến đến và đi. Vì vậy, cuộc sống của người dân trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Các hộ dân chuyển đến sống gần con đường cũng đông hơn. Bản Cồ Dề A có 45 hộ thì có gần 20 hộ sống bên đường, trong đó có 2 hộ mở cửa hàng tạp hóa phục vụ khách qua đường và người dân xung quanh. Ông Lầu A Dơ, Bí thư chi bộ bản Cồ Dề A cho biết: Hầu hết các hộ có nhà gần đường đều đã sống ở đây lâu đời nhưng mới cất dựng khang trang, kiên cố từ sau khi có đường bê tông. Được Nhà nước quan tâm, làm cho con đường để đi lại, giao lưu, nhiều gia đình trong bản đã có phần khấm khá, bớt lạc hậu hơn”.

Xe cá của ông Lò Văn Dóm liên tục dừng tại các điểm dân cư cho khách chọn mua.

Có con đường, nhiều hộ gia đình đã biết tranh thủ kinh doanh, buôn bán. Đi từ Chiềng Sơ ra, tôi gặp ông Lò Văn Dóm, bản Co Muông, xã Chiềng Sơ chạy xe máy bán cá dọc trục đường Chiềng Sơ – Phì Nhừ - Suối Lư. Đến mỗi điểm dân cư, xe của ông dừng liên tục để bán cá cho khách. Với gương mặt hồ hởi vì bán được nhiều cá, ông Dóm chia sẻ: “Đây là chuyến thứ hai trong ngày của tôi rồi. Sáng một chuyến. Chiều một chuyến. Mỗi lần 60 - 70kg cá, chưa ra đến Suối Lư đã bán hết. Sau khi thông đường, tôi mới lấy cá từ Sơn La lên bán hàng ngày như thế này. Từ khi ấy cuộc sống gia đình đã dư dả, sống thoải mái hơn”. Sau khi nói chuyện với chúng tôi, ông nổ máy, tiếp tục chuyến hàng của mình. Vừa qua vài nhà, ông lại dừng xe, 4-5 người dân vây quanh chọn cá. Gương mặt ai cũng đều vui vẻ bán – mua.

Nói về tuyến đường, anh Chá Giống Trư, Phó Chủ tịch UBND xã Phì Nhừ, cho biết: 7 bản thuộc xã Phì Nhừ hưởng lợi trực tiếp của tuyến đường đều là các bản đồng bào dân tộc Mông. Có đường lớn chạy qua, cuộc sống của bà con vùng cao nơi đây đang có nhiều thay đổi tích cực. Ngoài ra, việc quản lý, sâu sát cơ sở, chia sẻ với bà con của chính quyền cũng ngày càng thực hiện tốt hơn”.

Lợi ích về mặt kinh tế mà tuyến đường Phì Nhừ - Chiềng Sơ mang lại cho người dân 2 xã là điều dễ dàng nhận thấy. Từ việc tạo thêm nhiều điều kiện để phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhận thức, hiểu biết của bà con vùng cao nơi đây cũng đang dần được nâng lên. Hy vọng rằng, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân các bản có tuyến đường chạy qua sẽ ngày càng được chăm lo và phát huy hơn nữa để cuộc sống thêm no ấm, văn minh, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách vùng cao – vùng thấp.

Bài, ảnh: Nguyễn Hiền
Bình luận
Back To Top