Kinh tếĐầu tư

Lãng phí công trình thủy lợi hàng chục tỷ đồng - Trách nhiệm thuộc về ai?

00:00 - Thứ Ba, 21/04/2015 Lượt xem: 901 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Xây xong thủy lợi rồi bỏ không vì không thể sử dụng được. Thực tế này, đã diễn ra gần 1 năm nay ở thủy lợi Chấy Nhù xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ. Nhiều câu hỏi được đặt ra khi công trình đầu tư hàng chục tỷ đồng, bị lãng phí thì trách nhiệm thuộc về ai? Trong khi người dân đang phải chịu thiệt thòi, mong ngóng từng ngày có nước phục vụ sản xuất nông nghiệp!

Tháng 6/2014, công trình thủy lợi Chấy Nhù xã Si Pa Phìn được bàn giao, nhưng chỉ sau hơn 1 tháng (đến cuối tháng 7/2014), công trình đã không còn sử dụng được và đã bị bỏ hoang cho tới bây giờ.

Thủy lợi Chấy Nhù xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 17 tỷ đồng, gồm có đập đầu mối và tuyến kênh dài gần 3km được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Công trình do Doanh nghiệp Xây dựng Thanh Tươi Mường Chà thi công xây dựng. Theo thiết kế thủy lợi này sẽ phục vụ nước sản xuất cho khoảng 30ha lúa 2 vụ của bản Chấy Nhù và các bản lân cận. Tháng 6/2014, công trình được bàn giao, nhưng chỉ sau hơn 1 tháng (đến cuối tháng 7/2014), công trình đã không còn sử dụng được và đã bị bỏ hoang cho tới bây giờ. Theo chính quyền địa phương cho biết: Nguyên nhân rất đơn giản là do mưa lớn, nước suối dâng cao kéo theo đất cát vùi lấp một số đoạn kênh. Chính từ đó thay vì dẫn nước về ruộng phục vụ sản xuất cho người dân, nước kênh lại chảy xuống suối. Anh Vàng A Súa, người dân bản Nậm Chim, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ: "Vì lũ cuốn nên đất đã bịt kín hết kênh mương, không sử dụng được nữa. Bởi vì kênh mương này dài quá và tắc lớn quá nên bà con không tự sửa chữa lại được. Từ lúc bị hỏng, bà con cũng báo cáo với UBND xã nhưng chưa có biện pháp khắc phục nào cả."

 

Nguyên nhân là do mưa lớn, nước suối dâng cao kéo theo đất cát vùi lấp một số đoạn kênh.

Không chỉ có vậy, theo người dân thì chất lượng công trình cũng có vấn đề, nhiều hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng. Chỉ chưa đầy 1 năm, nhiều đoạn kênh đã bị nứt vỡ, hư hỏng nặng, chân kênh bị lở, xói mòn, trơ nguyên phần móng, dẫn đến nhiều đoạn kênh đã bị nghiêng, có khả năng gãy, sập bất cứ lúc nào. Nếu công trình không bị đất cát vùi lấp thì cũng khó có thể sử dụng được lâu dài.

Thực tế này, gây ra nhiều bức xúc cho người dân và chính quyền địa phương. Câu hỏi được đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai? Liệu công trình này có được khắc phục sửa chữa không? Chỉ biết rằng người dân ở đây đang phải chịu thiệt thòi, ruộng đã khai hoang rồi lại bỏ hoang vì không có nước sản xuất. Ông Mùa A Hòa, Phó chủ tịch UBND xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ cho biết: "Xã cũng có ý kiến với nhà thầu là vào kiểm tra cả tuyến kênh mương, sau đó nhà thầu cũng trả lời ý kiến là bị hỏng do thiên tai thôi, không phải do thiết kế của nhà thầu hay do sơ suất trong quá trình thi công. Đồng thời, nhà thầu cũng có ý kiến là đề nghị xã làm tờ trình xin kinh phí của UBND huyện để có vốn sửa chữa, chứ còn nhà thầu nói nếu lỗi của nhà thầu thì sẽ tu sửa, nhưng cái này do thiên tai nên không chịu trách nhiệm."

Chân kênh bị lở, xói mòn, trơ nguyên phần móng.

Trên thực tế, để khắc phục sửa chữa lại công trình thủy lợi này, cần đầu tư một nguồn kinh phí không nhỏ trong khi Đảng, Nhà đang thực hiện cắt giảm đầu tư công và còn rất nhiều công trình thủy lợi khác đang khắc khoải ngóng trông chờ nguồn vốn đầu tư xây dựng, thì công trình thủy lợi Chấy Nhù, Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ mới được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng không mang lại hiệu quả, mà chưa được quan tâm, khắc phục.

Dienbientv
Bình luận
Back To Top