Kinh tếĐầu tư

Thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông

00:00 - Thứ Tư, 10/06/2015 Lượt xem: 1047 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Thực hiện chủ trương của tỉnh: hạ tầng giao thông đi trước một bước, trong vài năm qua bằng nhiều giải pháp thu hút vốn, ngành giao thông vận tải tỉnh đã huy động hàng nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển giao thông. Nhờ đó, mạng lưới giao thông từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tuyến đường Mường Phăng - Nà Nhạn có tổng mức đầu tư 165 tỷ đồng, dài hơn 17km hiện đã hoàn thành trên 90% khối lượng. Trong ảnh: Công nhân Liên danh Công ty Cổ phần Công trình giao thông Điện Biên - Doanh nghiệp tư nhân Việt Ánh rải nhựa mặt đường. Ảnh: Minh Thùy

Nghị quyết số 251/NQ – HĐND ngày 30/12/2011 của HĐND tỉnh về việc thông qua đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 44/QĐ – UBND ngày 4/2/2012 của UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 được ban hành là nền tảng, là cơ sở để giao thông phát triển đồng bộ, hài hòa. Với quan điểm phát triển là ưu tiên đầu tư phát triển giao thông phù hợp với quy hoạch giao thông vùng, cả nước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, tạo động lực cho Điện Biên phát triển mạnh mẽ, bền vững trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải sẽ được phát triển một cách đồng bộ, thống nhất, từng bước hiện đại và bền vững, liên kết hợp lý giữa hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại, giữa các tuyến giao thông nội bộ, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn, tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, tập trung đẩy nhanh tốc độ xây dựng các tuyến đường trọng yếu theo quy hoạch được duyệt; coi trọng công tác quản lý, bảo trì để tận dụng tối đa năng lực khai thác kết cấu hạ tầng giao thông… Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2011 - 2020 đối với hệ thống quốc lộ, đường tỉnh đó là 100% được thảm bê tông nhựa, láng nhựa hoặc bê tông xi măng. Quốc lộ chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp IV; đường tỉnh chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp VI, V và một số đoạn tuyến đạt cấp IV; cầu cống được thiết kế phù hợp với đường bảo đảm tải trọng khai thác lâu dài...

Để thực hiện nhiệm vụ trên, từ năm 2010 đến nay, ngành giao thông vận tải tỉnh đã thu hút được hơn 3.663 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn, đặc biệt là từ nguồn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, triển khai thực hiện các dự án giao thông tầm cỡ, dài hơi, tạo động lực phát triển kinh tế - an ninh quốc phòng của địa phương. Một loạt các công trình giao thông quan trọng được khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng trong sự hân hoan, phấn khởi của người dân. Như dự án đầu tư xây dựng đường Si Pa Phìn – Mường Nhé (Km0 – Km100+200); đường Mường Nhé – Pắc Ma – A Pa Chải; dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 12 đoạn Mường Chà – Điện Biên Phủ (Km139+650 – Km196+015m); dự án cải tạo nâng cấp đường Na Pheo – Si Pa Phìn (Km0 – Km47)... Nhận thức của người dân tham gia phát triển giao thông có sự chuyển biến tích cực, khi hàng nghìn gia đình hiến đất làm đường. Nhờ đó, đến nay toàn tỉnh có trên 6.356km đường giao thông các loại bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường vành đai biên giới, đường huyện, đường xã, đường dân sinh và đường chuyên dùng. 130 xã, phường có đường ôtô đến trung tâm; 85 xã có đường ôtô đến trung tâm xã được nhựa hóa và bê tông hóa… Thu hút đầu tư hiệu quả, các tuyến quốc lộ có sự “lột xác” mạnh mẽ. Đến nay, toàn tỉnh có 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 609,3km do Sở giao thông vận tải được giao ủy thác quản lý, bảo trì. Trong đó, có gần 295km mặt đường bê tông nhựa (chiếm 48%), còn lại là hơn 314km mặt đường đá dăm láng nhựa (chiếm 52%), góp phần hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn, khép kín, liên kết các vùng miền, khu vực kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh trong nước và quốc tế.

Theo phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, giai đoạn 2016 - 2020 nhu cầu vốn cần 14.629 tỷ đồng. Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh ta chủ yếu phụ thuộc vào Trung ương, nên việc giải quyết bài toán về vốn là bài toán không dễ. Do vậy, cùng với việc phát huy tốt nội lực, sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách địa phương và hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh tăng cường công tác xúc tiến đầu tư từ nhiều nguồn và dưới nhiều hình thức khác nhau, như: đầu tư liên doanh, BOT, BTO, BT... Đẩy mạnh huy động vốn từ việc khai thác quỹ đất dọc các công trình giao thông, đặc biệt là đối với các tuyến đường quy hoạch xây dựng mới; chú trọng xã hội hóa trong huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông...

Gia Linh
Bình luận
Back To Top