Kinh tếĐầu tư

Vốn đầu tư vào nông nghiệp:

Còn thấp và nhiều rủi ro

00:00 - Thứ Hai, 29/06/2015 Lượt xem: 1044 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Hiện nay, trong các nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội thì vốn dành cho nông nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần theo các năm. Không chỉ vốn của Nhà nước mà nguồn vốn của tư nhân và doanh nghiệp FDI cũng giảm.

Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư vào nông nghiệp gặp rủi ro cao, trong khi đó việc thu hồi vốn lại chậm hơn so với các ngành, nghề khác, khiến cho nền nông nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại nhiều yếu kém mà chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục.

Đánh giá khả năng tái sinh cây từ bao phấn trong phòng thí nghiệm tại Viện Nghiên cứu ngô.

Giảm dần theo từng năm

Theo Bộ NN&PTNT, mặc dù Nhà nước đã có sự quan tâm đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nhưng nguồn vốn dành cho nông nghiệp ít và có xu hướng giảm dần theo các năm. Chẳng hạn năm 2000, vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm 14%, năm 2005 giảm xuống còn 7,5%, đến nay chỉ chiếm từ 4-5%. Vốn đầu tư khu vực Nhà nước bao gồm cả ngân sách vào nông nghiệp cũng giảm từ 12% năm 2000 xuống còn 6% năm 2010 và đến nay là 5%. Không những thế, khi đầu tư vào nông nghiệp cũng có sự chênh lệch về vốn giữa các ngành như thủy lợi chiếm nguồn vốn đầu tư lớn nhất khoảng 81,4%, trong khi đầu tư cho các lĩnh vực trực tiếp sản xuất như nông nghiệp chỉ chiếm 5,6%, lâm nghiệp chiếm 3,4% và thủy sản chiếm 2,9%. Đối với người nông dân cũng vậy, khi xem xét đầu tư vào nông nghiệp, phần lớn đều nghĩ đến vốn dài hạn cho xây dựng nhà xưởng, thiết bị chứ chưa chú trọng tới việc đầu tư cho sản xuất. Ngoài ra, vốn tín dụng được đưa vào đầu tư cho hoạt động kinh doanh của nông nghiệp ít được xem xét hơn so với các ngành, nghề khác. Thực tế cho thấy dư nợ cho vay nông nghiệp hiện nay chiếm khoảng 20% tổng dư nợ, bao gồm cả khoản cho vay lúa gạo, tôm, cá, cà phê của các công ty lớn. Còn đối với nông dân, HTX thì việc tiếp cận với nguồn vốn vay còn rất khó khăn, trong khi đó, mỗi hộ nông dân chỉ có một khoản tích lũy rất thấp từ 12 đến 17 triệu đồng nên khó đầu tư để xây dựng các mô hình nông nghiệp quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế.

Theo ông Lê Thanh Hòa - Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT), hiện nay vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn vốn còn thấp dẫn tới lãng phí. Các dự án dành cho nông nghiệp đến nay phần lớn dựa vào vốn ngân sách của Nhà nước, việc huy động nguồn lực đầu tư của tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài vào nông nghiệp thấp, đến nay vốn FDI đầu tư vào nông, lâm, thủy sản hằng năm chỉ chiếm 0,6-1% trên tổng vốn đầu tư vào phát triển kinh tế. Chính nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp thấp đã không giúp được nông nghiệp phát triển đi vào chiều sâu, thậm chí cũng khó khăn cho việc đưa công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp khi mà lãi suất vẫn cao và khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Thực tế, để đầu tư trang thiết bị cho sản xuất và chế biến nông nghiệp cần một số vốn lớn mà doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế về mọi mặt. Do đó, với mức đầu tư như hiện tại thì Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu sản phẩm thô và nhập sản phẩm tinh chế.

Đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm

Theo các chuyên gia, để nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, ổn định và dần chiếm lĩnh thị trường thế giới, đặc biệt trong thời gian tới khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu không có những bước đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ khó đứng vững và phải cạnh tranh khốc liệt với các mặt hàng nông nghiệp của các nước trong khu vực và thế giới. Vậy nên, việc làm trước tiên để cứu nền nông nghiệp Việt Nam là thay đổi cách thức sản xuất, tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Việc đầu tư phải đúng trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải và nên ưu tiên đầu tư vào hệ thống nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo ra bước đột phá trong sản xuất nhằm cải thiện năng suất và chất lượng của sản phẩm. Khi đầu tư vốn vào nông nghiệp, Nhà nước nên hỗ trợ cho cơ giới hóa, bảo quản, chế biến để giảm tổn thất sau thu hoạch nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh với sản phẩm xuất khẩu cùng loại của các nước.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, nông nghiệp là ngành đóng góp cho sự ổn định kinh tế, Việt Nam đã dựa vào nông nghiệp để ổn định tình hình trong các năm lạm phát, suy thoái kinh tế và trong tương lai ngành nông nghiệp sẽ tạo ra sự giàu có cho quốc gia. Tuy nhiên, để điều này trở thành hiện thực và khắc phục những yếu kém của nền nông nghiệp hiện nay, việc đầu tư vốn của Nhà nước có ý nghĩa quyết định, nhưng nguồn vốn phải được phân bổ theo hằng năm để sử dụng có hiệu quả. Tăng cường chính sách ưu đãi về vốn tín dụng của Chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo điều kiện cho nông dân trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng để vốn tín dụng đầu tư hiệu quả, Nhà nước nên có quy hoạch theo từng nhóm ngành, từng vùng sản xuất cụ thể, có sự liên kết để các bên cùng có lợi, tránh tình trạng doanh nghiệp lớn vay được vốn mà nông dân lại không. Đồng thời, Nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp để hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới.

Theo HNM
Bình luận
Back To Top