Kinh tếĐầu tư

Hoàn thiện hạ tầng giao thông - Nối gần vùng khó

00:00 - Thứ Sáu, 10/07/2015 Lượt xem: 1083 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} ĐBP - Tại quốc lộ 4H thuộc khu vực đỉnh đèo Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà, đoàn xe nối dài chờ đơn vị thi công khắc phục đoạn sạt lở. Đây là sự cố đã có phần “quen thuộc” đối với những ai hay lưu thông trên tuyến đường này, và họ cũng biết rằng: Nhà nước đã đầu tư không ít cho quốc lộ 4H nói riêng và hạ tầng giao thông trên địa bàn nói chung nhưng tỉnh ta vốn có địa hình hiểm trở với nhiều đèo cao, vực sâu... nên để có một hệ thống giao thông êm thuận, bền vững cần một lộ trình không ngắn.

Theo thông tin từ Ban quản lý Các dự án giao thông trọng điểm (Sở Giao thông vận tải), trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án lớn của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, quân đội đầu tư cho hạ tầng giao thông như: Dự án quốc lộ 4H Si Pa Phìn - Mường Nhé, Dự án Đường vành đai biên giới Pom Lót - Núa Ngam - Huổi Puốc, Dự án Nâng cấp tuyến đường từ Km45 (QL4H) đi xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ. Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo triển khai nhiều dự án cải tạo, sửa chữa trên tuyến quốc lộ 6, quốc lộ 12... với tổng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng.

Nhiều đoạn đường bị sạt lở trên tuyến quốc lộ 12 được kịp thời nâng cấp sửa chữa trước mùa mưa lũ. Ảnh: VIỆT ĐỨC

Hạ tầng giao thông khu vực nông thôn cũng được mở rộng tới nhiều thôn, bản vùng sâu, vùng xa bằng nhiều hình thức, nguồn đầu tư, điển hình là mô hình làm đường bê tông nông thôn “Nhà nước và nhân dân cùng làm” ở một số xã của huyện Điện Biên; tuyến đường bê tông đi xã Phì Nhừ, đường liên xã Phình Giàng – Pú Hồng (huyện Điện Biên Đông). Đó là nền tảng của sự phát triển, cụ thể là tạo thuận lợi về giao thông, di chuyển và vận chuyển hàng hóa của người dân, mang lại diện mạo mới cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đơn cử như trước đây, đường vào xã Nà Bủng (huyện Nậm Pồ) đặc biệt khó khăn, do địa bàn chia cắt, đường giao thông nhỏ hẹp chủ yếu là đường đất xuống cấp, là trở ngại lớn cho việc đi lại, học tập, khám chữa bệnh của người dân. Nhưng từ khi được đầu tư nâng cấp, giờ đây Nà Bủng đã có xe khách vào đến trung tâm xã, thông thương thuận lợi hơn trước rất nhiều. Hiện nay, Nà Bủng đang trở thành một trong những xã điểm về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của huyện Nậm Pồ.

Sự quan tâm của Nhà nước, các bộ ngành và nỗ lực của tỉnh, đơn vị chuyên môn và nhân dân là vậy nhưng không phải lúc nào quá trình thực hiện cũng thuận lợi. Thông thường, trong xây dựng, phát triển chúng ta nên hạn chế đổ lỗi cho những yếu tố khách quan. Nhưng ở tỉnh ta, yếu tố khách quan lại đóng vai trò không nhỏ trong sự thành bại của các dự án xây dựng, hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông. Với đặc điểm địa hình đất dốc, nhiều sông suối, mỗi khi đến mùa mưa lũ thì người dân, các đơn vị quản lý công trình giao thông lại nơm nớp lo ngại, sẵn sàng “trực chiến”. Tại một số địa phương, nhất là các xã vùng cao cứ mưa là sạt đường hoặc trơn lầy không đi được. Ngay cả các tuyến quốc lộ huyết mạch, cũng không phải ngoại lệ. Còn nhớ đợt mưa kéo dài do hoàn lưu cơn bão số 2 hồi tháng 7/2014 tạo ra lũ lớn chia cắt quốc lộ 12 đoạn qua xã Na Sang, huyện Mường Chà. Trên quốc lộ 4H, quốc lộ 279 cũng có hàng chục điểm sạt lở gây ách tắc giao thông nhiều giờ khiến quá trình sửa chữa các điểm đứt, sạt này kéo dài nhiều tháng cùng nguồn kinh phí không nhỏ. Có câu “người tính không bằng trời tính”, cây cầu treo Sam Lang, bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ là một ví dụ, thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên, khó khăn về địa hình ở Điện Biên. Sau khi báo chí phản ánh về quá trình vượt suối đến trường của học sinh, giáo viên điểm trường Sam Lang, Bộ Giao thông vận tải đã lập tức chỉ đạo các đơn vị chuyên môn gấp rút làm cây cầu treo kiên cố qua suối. Trong lễ khánh thành, đại diện Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung - đơn vị thi công công trình khẳng định: “Đây là cây cầu treo được xây dựng với những kỹ thuật mới nhất, tiên tiến nhất...” nhưng chỉ chưa đầy 1 tháng sau, trận lũ kéo theo tảng gỗ lớn đã đánh mạnh vào thành cầu khiến cầu bị lật úp.  

Không có “cây đũa thần” nào khiến hạ tầng giao thông tỉnh ta có thể  hoàn thiện đồng bộ và vững chắc trong vài năm mà có chăng chính là sự nỗ lực hơn nữa của tỉnh, các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tham mưu tìm ra các phương án, thu hút các nguồn đầu tư, nguồn nhân lực cho hạ tầng giao thông, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để các dự án hoàn thành đúng tiến độ, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nguyệt Lãm
Bình luận
Back To Top