Kinh tếĐầu tư

Trung tâm hoạt động Thanh, thiếu nhi tỉnh

Chờ đến bao giờ?

00:00 - Thứ Tư, 22/07/2015 Lượt xem: 1174 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} ĐBP - Công trình Trung tâm hoạt động Thanh, thiếu nhi tỉnh do Tỉnh đoàn làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng từ ngày 15/12/2005, dự kiến hoàn thành vào ngày 30/4/2007. Song đến nay đã 10 năm trôi qua, công trình vẫn còn dở dang; một số hạng mục đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Nhà thầu thiếu năng lực

Ngày 12/9/2005, Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1343/QĐ-TWĐTN về việc phê duyệt TKKT-TDT công trình xây dựng Trung tâm hoạt động Thanh, thiếu nhi tỉnh Điện Biên với quy mô gồm: Khối hoạt động đa năng; khối nhà câu lạc bộ; hạng mục sân đường nội bộ và cổng tường rào toàn khu. Tổng mức đầu tư là 7 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương 3,38 tỷ đồng và 3,62 tỷ đồng do thanh niên cả nước đóng góp xây dựng công trình nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sau hơn 10 năm xây dựng, công trình Trung tâm hoạt động Thanh, thiếu nhi tỉnh vẫn dở dang, chưa đưa vào sử dụng.

Ngày 10/12/2005, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên (chủ đầu tư) ký hợp đồng số 175/HĐ-XD với Công ty TNHH Việt Hoàng về thời gian và tiến độ thi công. Theo đó, Công ty TNHH Việt Hoàng chịu trách nhiệm thi công các gói thầu xây lắp, các hạng mục phụ trợ và san lấp mặt bằng. Thời gian thi công là 500 ngày (kể từ ngày ký hợp đồng). Trong quá trình thi công, do tình hình kinh tế khó khăn cùng với sự bất ổn của thị trường tài chính nên tỷ số trượt giá cao, giá cả vật liệu xây dựng tăng cao nên vốn đầu tư phân bổ ban đầu không đủ để thực hiện dự án. Vì vậy, tháng 4/2006, Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình, nâng tổng mức đầu tư lên 7,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngày cuối cùng của thời hạn bàn giao công trình, Công ty TNHH Việt Hoàng lại đề nghị và ký bổ sung hợp đồng về việc sửa đổi thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng số 175/HĐ-XD năm 2005. Theo đó, công trình sẽ được hoàn thành trong tháng 12/2008.

Mặc dù, thời gian bàn giao công trình được kéo dài thêm hơn 1 năm song Công ty TNHH Việt Hoàng vẫn không đảm bảo tiến độ thi công. Với “chiêu bài” cũ, đơn vị này tiếp tục ký hợp đồng bổ sung vào các năm 2007 và 2009, với cam kết công trình sẽ được bàn giao, đưa vào sử dụng chậm nhất ngày 30/3/2010.

Từ năm 2009 – 2012, BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có thêm 4 Quyết định bổ sung tổng mức đầu tư công trình, nâng tổng mức đầu tư lên 14 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty TNHH Việt Hoàng vẫn không thực hiện đúng tiến độ thi công công trình. Ngày 5/5/2011, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên đơn phương chấm dứt hợp đồng với Công ty TNHH Việt Hoàng.

Ông Mùa A Vảng, Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: Công ty TNHH Việt Hoàng đã không thực hiện nội dung ký kết trong hợp đồng. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cùng các đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát công trình đã nhiều lần nhắc nhở, thúc giục để đẩy nhanh tiến độ song đơn vị vẫn không thể hoàn thành công trình. Vì vậy, Tỉnh đoàn đã chấm dứt hợp đồng với Công ty TNHH Việt Hoàng. Sau khi rà soát lại khối lượng thi công công trình, tháng 2/2012, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn ký hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân xây dựng và thương mại Ngọc Ánh để thi công khối lượng công trình còn lại. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn chưa hoàn thành.

Công trình chưa xong đã hư hỏng, xuống cấp

Đầu tháng 7, Tỉnh ủy tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra tình hình thực hiện Công trình Trung tâm hoạt động Thanh, thiếu nhỉ tỉnh. Kết quả kiểm tra cho thấy, mặc dù công trình chưa hoàn thành, nhiều hạng mục còn dở dang nhưng một số hạng mục đã hoàn thành thì nay đã hư hỏng, xuống cấp. Điển hình là, phần mái bị thấm nước, dột làm cho hệ thống trần thạch cao bị hư hỏng hoàn toàn, chỉ trơ lại khung sắt. Hệ thống điện cũng bị hư hỏng; phần nền lát gạch hoa, sơn tường, cột bị bong tróc; tường rào hoa sắt bị phá hủy, mất mát…

Người dân xung quanh tận dụng làm nơi chứa củi, nuôi gà và trồng rau. Ảnh: Phạm Trung

Chị Quàng Thị Xuân, tổ dân phố 2, phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ), nhân viên bảo vệ công trình Trung tâm hoạt động Thanh, thiếu nhỉ tỉnh cho biết: Tôi nhận làm bảo vệ ở đây đã gần 2 năm song ngày nào tôi cũng lo ngay ngáy vì nạn trộm cắp. Trước đây, phần tường rào hoa sắt đã được đơn vị thi công hoàn thành, chắc chắn nhưng vì công trình chưa bàn giao, đưa vào sử dụng nên chỉ sau vài năm toàn bộ phần sắt của tường rào đã bị các đối tượng nghiện ma túy trộm hết. Từ ngày làm bảo vệ đến nay, tối nào tôi cũng phải đi kiểm tra 3 – 4 lần mới yên tâm vì sợ mất trộm phần Inốc ở hệ thống cầu thang lên xuống và một số cửa ra vào. Khuôn viên Trung tâm hoạt động Thanh, thiếu nhỉ tỉnh có diện tích 20.000m2 hiện nay đang là kho chứa củi, vườn rau, nơi nuôi gà của một số hộ dân sống xung quanh.

Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Qua kiểm tra cho thấy, phần kết cấu công trình Trung tâm hoạt động Thanh, thiếu nhỉ tỉnh vẫn đảm bảo an toàn sử dụng. Một số hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp là do công trình dở dang trong thời gian quá dài. Công trình này được đầu tư xây dựng với phần lớn là nguồn vốn Nhà nước (chiếm 74%) nên bắt buộc phải tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước. Đơn vị chủ đầu tư muốn tập trung khắc phục, tiến hành thi công sớm hoàn thành dự án thì cần phải tiến hành thanh, quyết toán xong các hạng mục, phần khối lượng công trình đã hoàn thành với các đơn vị nhà thầu thi công trước đó. Song thực hiện được điều này cũng không phải dễ dàng. Tỉnh đoàn phải thuê đơn vị kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán công trình. Sau đó, trên cơ sở kết quả kiểm toán tiến hành quyết toán với các đơn vị nhà thầu. Quan trọng nhất là, chủ đầu tư cần chủ động trong công tác quyết toán, giải quyết được hạng mục nào thì cho dứt điểm hạng mục ấy. Ví dụ, như: trần thạch cao, tường rào hoa sắt, phần nền lát gạch hoa là những hạng mục đã hoàn thành đảm bảo chất lượng và tiến độ nhưng do công tác bảo quản không tốt bị hư hỏng nên phải thanh toán 100% cho các nhà thầu thi công các hạng mục này. Đối với những hạng mục còn lại, tiến hành kiểm tra xem chất lượng đến đâu thì thanh toán với các đơn vị đến đấy. Sau khi quyết toán xong, Tỉnh đoàn phải làm báo cáo trình Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phê duyệt quyết toán và xin thêm kinh phí để nâng cấp, sửa chữa và đưa vào sử dụng.

Ông Mùa A Vảng, Bí thư Tỉnh đoàn cho biết thêm: Vừa qua, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức đoàn công tác lên kiểm tra tình hình thực hiện công trình Trung tâm hoạt động thanh, thiếu nhỉ tỉnh. Qua kiểm tra, BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã quyết định bổ sung 5 tỷ đồng cho Tỉnh đoàn Điện Biên tiến hành nâng cấp, sửa chữa và đưa công trình vào sử dụng.

Phạm Trung
Bình luận
Back To Top