"Phượt" A Pa Chải

00:00 - Chủ Nhật, 25/01/2015 Lượt xem: 924 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Phượt (du lịch khám phá, trải nghiệm) là khái niệm đã trở nên quen thuộc trong khoảng 10 năm trở lại đây đối với người ưa thích hình thức du lịch trải nghiệm bản thân, khám phá các vùng đất... Một "địa chỉ đỏ" mà hầu hết các "phượt thủ" đều mong muốn ít nhất một lần trải nghiệm đó là: Mốc 3 cạnh A Pa Chải, nơi "một con gà gáy, 3 nước cùng nghe.

 

Trong chuyến công tác huyện Mường Nhé, chúng tôi tình cờ có dịp gặp gỡ một đoàn phượt đến từ TP. Hồ Chí Minh tại Đồn Biên phòng A Pa Chải. Khác với suy nghĩ của nhiều người cho rằng phượt chỉ dành cho giới trẻ, đoàn du khách chúng tôi gặp ở nhiều độ tuổi, đôi mươi có, trung niên có và đặc biệt có 2 "phượt thủ" đã ở tầm tuổi U60. Sau câu chuyện làm quen từ trong buổi tối đầu tiên tại đồn, chúng tôi hẹn nhau sáng hôm sau sẽ cùng chinh phục mốc số 0.

Như đã hẹn với đoàn khách phượt, sáng hôm sau, ăn sáng tại đồn xong, chúng tôi chuẩn bị hành trang lên đường. Với vai trò đơn vị chủ nhà, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải nhiệt tình chuẩn bị đi đường, cử chiến sĩ dẫn đường cho chúng tôi. Thấy đôi giày "lười" của tôi không hợp lắm cho chuyến chinh phục, Thiếu tá Phạm Anh Sơn, Đồn phó Đồn A Pa Chải nhắc: Em nên mượn của anh em chiến sĩ đôi giày "ộp" (giày quân trang được cấp của chiến sĩ) đi cho an tâm. Nai nịt gọn gàng, chúng tôi lên đường.

Đồng hành cùng các đoàn “phượt” chinh phục mốc ba cạnh là những chiến sỹ dẫn đường của Đồn Biên phòng A Pa Chải. Ảnh: MAI PHƯƠNG

Từ doanh trại Đồn A Pa Chải theo con đường nhựa dẫn qua bản Tá Miếu, đến ngã 3 rẽ phải lên lối mở A Pa Chải, rẽ trái là con đường mới mở dài khoảng 5km dẫn lên đồi cỏ tranh, hướng đến mốc 3 cạnh. Theo lời kể của những người đã đến đây, đường lên mốc hiện nay đã thuận lợi hơn trước nhiều, khi phương tiện cơ giới có thể di chuyển qua phần lớn đồi cỏ tranh, sát đến chân núi, tiết kiệm được khoảng 2h đồng hồ thời gian và... kha khá mồ hôi. Hết con đường đất, chúng tôi chính thức chinh phục mốc 3 cạnh, nơi chia ranh giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Đồng hành cùng chúng tôi là chiến sĩ Mùa A Tú được Ban chỉ huy Đồn A Pa Chải cử đi - một hoa tiêu dày dạn. Đoàn "phượt thủ" cùng chinh phục với chúng tôi tỏ ra khá chuyên nghiệp với đồng phục màu cam (màu nổi để dễ phân biệt giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng), trang bị giày leo núi, các phụ kiện cần thiết khi đi rừng, nước uống và một trưởng đoàn đại diện công ty lữ hành đảm bảo quân số, trật tự, an toàn cho chuyến đi. Băng qua hết đồi cỏ tranh là cánh rừng già chìm trong mây phủ và dốc đá. Chiến sĩ dẫn đường bảo: Không có đường mòn cụ thể cộng với mây mù có thể làm người đi mất phương hướng và lạc rất nguy hiểm. Đã có không ít trường hợp lạc lối giữa rừng già như thế. Tốt nhất các anh cố gắng bám đoàn, ai đi chậm thì đoàn chịu khó đợi, ở đây không có sóng điện thoại, cách liên lạc vô tuyến duy nhất là bằng… tiếng hú gọi thôi! Vào sâu trong cánh rừng là cảnh sắc thần tiên của mây, núi và những tán cổ thụ nhiều người ôm. Nói như anh đồng nghiệp Báo Công lý đi cùng chúng tôi thì: Ở đây không thua bối cảnh trong phim Avatar - một bộ phim hành động, khoa học giả tưởng nổi tiếng của Holywood... Đang bay bổng với cảnh sắc thì đoàn phượt xảy ra biến cố. Chẳng là có anh trong đoàn chắc mải “phiêu” với núi rừng mà quên lời cảnh báo của đồng chí chiến sĩ dẫn đường nên đã đi lạc. Thông tin tạm dừng hành quân lập tức được phát ra, trao chiếc ba lô cho tôi giữ hộ, “chỉ huy đoàn” binh nhất Mùa A Tú khẩn trương thực hiện nhiệm vụ tìm thành viên đoàn đi lạc. Cũng may, phát hiện sớm, với kinh ngiệm dày dạn, Mùa A Tú đã nhanh chóng tìm ra người đàn ông lãng mạn. Mọi người thở phào nhẹ nhõm, thì ra anh vẫn đang đi song song, cách chúng tôi chỉ tầm 20m nhưng do rừng rậm nên không nhìn thấy. Theo binh nhất Tú, chỉ chậm khoảng 15 phút anh này sẽ lạc sang địa phận Trung Quốc.   

Lối đi là cánh rừng với cỏ cao ngang đầu

Cảnh sắc đẹp, mục đích chinh phục với ý nghĩa tuyệt vời nhưng “vốn” mỗi phượt thủ phải bỏ ra là công sức cũng khá lớn. Để leo hết quả núi cỏ tranh luôn cao quá đầu người cần có sự chuẩn bị về thể lực và sự ý thức tự bảo vệ mình khi đi qua những vực sâu, vách đá rêu phủ trơn trượt. Thời điểm lý tưởng để leo cột mốc 3 cạnh là vào mùa khô, tầm tháng 10, 11 dương lịch.

Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ đi, cảm nhận cảnh sắc và… thở, chúng tôi đã đến được đích. Cột mốc chia ranh giới 3 nước trên đỉnh núi đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Bước chân lên tới thềm đá, nhìn thấy 2 chữ VIỆT NAM trên tấm mốc đá, được thấm cái cảm giác đứng từ cực Tây – nơi tạm biệt những giọt nắng cuối cùng của Tổ quốc, được trải tầm mắt hướng về đất mẹ thiêng liêng khiến mọi mỏi mệt tan biến, thay vào đó niềm tự hào, xúc động đến run rẩy. Một trong hai thành viên cao niên nhất trong đoàn, ông Nguyễn Đức Sơn, 54 tuổi, trú quận 6, TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: Dù đã đến nhiều địa danh trong nước và cả nước ngoài nhưng khi được đi, trải nghiệp và cảm nhận cảm giác được đứng tại cột mốc cực Tây này là một điều đặc biệt. Bởi chúng tôi không chỉ được thỏa mãn sở thích khám phá mà còn trào dâng tình yêu, niềm vinh dự khi là người con của đất Việt.

Phạm Dương
Bình luận
Back To Top