Khi “hướng dẫn viên” là... chiến sỹ

00:00 - Thứ Năm, 05/02/2015 Lượt xem: 677 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Năng nổ, nhiệt tình, không quản gian khó… là những cảm nhận đầu tiên khi tôi gặp các chiến sỹ Đồn biên phòng A Pa Chải  kiêm nhiệm vụ “hướng dẫn viên” cho các đoàn phượt chinh phục mốc nơi ngã ba biên giới Việt – Trung – Lào. Sau mỗi cuộc hành trình cùng các anh, dù chẳng ai quen biết nhưng người lại gần người hơn.

Ghi những “điểm cộng”

Vượt chặng đường dài từ thành phố Điện Biên Phủ, chúng tôi đến Đồn biên phòng A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé để chuẩn bị hành trình chinh phục cột mốc ba mặt, nơi được ví là “một con gà gáy, ba nước cùng nghe”. Đón tôi, Trung tá Nguyễn Đức Cảnh, Chính trị viên Đồn Biên phòng A Pa Chải hồ hởi cho hay: Ngoài nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền biên giới, Ban chỉ huy đơn vị còn chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn khách du lịch thăm lối mở A Pa Chải – Long Phú, đặc biệt là cột mốc số 0, số 3. Không chỉ tạo điều kiện về nơi ăn, chốn nghỉ, Đồn còn cử các chiến sỹ tình nguyện làm “hướng dẫn viên” khi khách phượt có nhu cầu…

Chiến sỹ kiêm “hướng dẫn viên” lên đường cùng đoàn phượt.

Sáng tinh mơ hôm sau, chúng tôi dậy sớm, khoác ba lô trên vai và kiểm tra lại lần nữa chiếc xe máy để đảm bảo an toàn trước khi xuất phát. Có mặt tại ga ra xe từ sớm, binh nhì Sùng A Sử - người được phân công nhiệm vụ dẫn đường, nhanh chóng tăng ga chiếc xe rồi kiểm tra lại phanh, số. Anh Sử cho hay: Với tôi, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là người bạn đồng hành quan trọng. Nhiều chuyến phượt cùng khách du lịch, xe hỏng giữa đường, anh phải tự sửa. Sửa nhiều cũng thành quen, vì thế, hành trang của anh còn có những dụng cụ lỉnh kỉnh nào cờ lê, bơm, keo và miếng dán lốp… Thấy rõ sự hào hứng của tôi trước chuyến đi, anh Sử bảo: Trước đây, lên mốc 0 thì còn dễ chứ đến mốc 3 vất lắm bởi chủ yếu phải đi bộ cả quãng đường, giờ thì đã dễ đi nhiều rồi, người nào quen, dai sức chỉ leo 2 giờ là tới.

Xe nổ máy giòn tan, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình. Con đường đất quanh co nằm uốn mình dưới tán rừng rợp lá, ngang qua khe suối ngập nước… Có đoạn, đường mỗi lúc một bồng bềnh trong sương sớm, nắng lên trải dài trên những thung lũng sâu. Trong tiết trời cuối năm, phảng hơi lạnh bởi những cơn gió luồn vào trong chiếc áo khoác, len lỏi qua tấm khăn quàng cổ. Điểm dừng chân đầu tiên là Trạm Biên phòng cách cửa khẩu A Pa Chải chừng 5km. Theo lời anh Sử giới thiệu thì đây là điểm gửi xe để bắt đầu hành trình leo núi. Suốt chặng đường dài, anh Sử phăng phăng bước như đi trên đường bằng. Vừa đi, anh vừa nhắc mọi người phải chú ý những đoạn đường khó. Những ai đuối sức, anh quay lại giúp mọi người cùng vượt qua. Chẳng nhớ đã bao lần cùng các đoàn phượt lên mốc ba mặt nhưng với anh và nhiều chiến sỹ khác, việc tạo điều kiện giúp khách đi du lịch không chỉ là của cá nhân mà còn là nhiệm vụ chính trị của Đồn. Trong vai trò “hướng dẫn viên”, mỗi chiến sỹ được coi như một “kênh thông tin” quan trọng, giúp truyền tải hiệu quả và sinh động nhất về chủ quyền biên giới quốc gia đối với du khách. Bởi vậy, chiến sỹ nào khi được giao nhiệm vụ cũng xác định sự quan trọng đối với công việc của mình. Những năm gần đây, đã có hàng ngàn khách du lịch đến với A Pa Chải. Có thời điểm những dịp nghỉ lễ: 30/4, 1/5, 7/5… đơn vị như một “khách sạn” tấp nập đón tiếp khách phượt.

Người gần người hơn

Trong số những người chinh phục ngã ba biên hôm ấy còn có nhóm phượt từ Thành phố Hồ Chí Minh không quản hàng nghìn cây số lên đây. Dừng chiếc xe máy phân khối lớn tranh thủ nghỉ, anh Trần Anh Thi, quận 5, T.P Hồ Chí Minh say sưa ghi lại những khoảnh khắc của núi non Tây Bắc bằng chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Sau khi có những bức ảnh ưng ý, anh Thi, cho hay: Nhiều bạn bè, đồng nghiệp của tôi khi đến mốc ba mặt đều có ấn tượng sâu sắc không chỉ với phong cảnh núi non trùng điệp mà còn cảm nhận được sự linh thiêng của chủ quyền biên giới quốc gia. Chính những thông tin, cảm nhận ấy đã được truyền tải qua sự hướng dẫn, giới thiệu của các chiến sỹ ở Đồn Biên phòng A Pa Chải… Điều đó đã thôi thúc tôi mong muốn được đặt chân đến mảnh đất thiêng liêng và gặp những con người hiếu khách ấy.

Sau gần 4 tiếng đồng hồ vượt dốc, qua đồi cỏ gianh trắng muốt, đoàn phượt có mặt tại cột mốc 3. Trên mốc thiêng liêng, mọi người đứng trang nghiêm làm nghi lễ chào cột mốc theo điều lệnh quân đội. Xong nghi thức, anh Sử bắt đầu công việc của “hướng dẫn viên”: Mốc được làm bằng đá hoa cương, cao 2m, hình khối tam giác với ba mặt hướng về ba quốc gia: Việt, Lào, Trung. Trên mỗi mặt có hình Quốc huy của quốc gia đó, tên quốc gia bằng chữ viết riêng và năm đặt cột mốc… Giữa nơi thiêng liêng, đất trời giao hòa, có cảm giác như người với người dễ gần nhau hơn. Dù trước đó chưa ai biết ai, nhưng tại cột mốc này cảm giác như không còn khoảng cách. Mọi người hồ hởi hỏi thăm nhau và cùng chụp ảnh lưu niệm.

Trở về sau chặng đường dài, ai nấy cũng thấm mệt nhưng đều vui vẻ bởi đã thực hiện được ước muốn đặt chân nơi cột mốc thiêng liêng đánh dấu chủ quyền quốc gia nơi cực Tây Tổ quốc. Thật vui vì trên suốt chặng đường đi rồi trở về, qua các chiến sỹ kiêm hướng dẫn viên ấy, mốc 3 mặt và lối mở A Pa Chải đã là điểm đến hấp dẫn không chỉ với tôi mà hàng ngàn du khách từ mọi miền Tổ quốc.

Đức Kiên
Bình luận
Back To Top