Người tốt - việc tốt

Làm giàu từ mô hình nuôi thủy sản

00:00 - Thứ Tư, 03/06/2015 Lượt xem: 1010 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Nhờ tích cực chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản; nắm bắt tốt nhu cầu thị trường, nhiều nông dân xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Mô hình nuôi cá, vịt của gia đình ông Lò Văn Chính, đội 25 Hồng Lệnh cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm là điển hình trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Chia sẻ về quá trình phát triển mô hình kinh tế trang trại đầu tư theo hướng nuôi thủy sản, ông Lò Văn Chính tâm sự: Năm 2012, xã Thanh Nưa có chủ trương khuyến khích, động viên nhân dân chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp. Thấy đất đai       

Hệ thống ao nhà ông Chính được quy hoạch bài bản, cho thu hoạch quanh năm. Ảnh: Thu Phương

màu mỡ, rộng lớn mà mình vẫn nghèo nên sau nhiều ngày trăn trở, đến đầu năm 2013, thông qua “kênh” của Hội nông dân  xã, vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội cộng với trên 100 triệu đồng vốn vay từ người thân, ông Chính thuê máy xúc ủi thêm hệ thống 3 ao với tổng diện tích 6.000m2 để thả cá. Có ao nuôi, ông Chính tích cực học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, qua truyền hình và đi thực tế ở tỉnh Sơn La về kỹ thuật ương cá giống, nuôi cá thịt về áp dụng. Hiện gia đình ông Chính xây 2 bể chuyên ương cá giống. Cứ 6 tháng, gia đình ông thả cá thịt, sau thu hoạch cá thịt, ông lại vệ sinh ao để ương cá giống. Bằng hình thức nuôi gối vụ, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục vạn cá giống và từ 4 - 6 tấn cá thương phẩm. Ông Chính cho rằng nuôi cá không khó nhưng cần lưu tâm đến môi trường ao và thời tiết. Bởi thời tiết thay đổi cá dễ nhiễm bệnh, các bệnh cá thường mắc phải: trùng bánh xe, sán lá, hội chứng lở loét thân. Nếu môi trường nuôi không bảo đảm sạch cá dễ nhiễm bệnh.

Bên cạnh mô hình cá hiệu quả, cho thu nhập ổn định, gia đình ông Chính còn thường xuyên nuôi từ 700 - 1.000 con vịt đẻ trứng. Ông Chính cho rằng: Nuôi kết hợp cá, vịt thì ao phải có hệ thống thoát nước tốt, phân vịt thải ra nhiều dẫn đến cá thiếu dưỡng khí, chậm phát triển. Bởi vậy phải thường xuyên vận hành hệ thống nước ra, nước vào để đảm bảo môi trường sạch sẽ, không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. Nuôi vịt cũng cần lưu ý tới dịch cúm gia cầm, bởi những năm gần đây do thời tiết bất thường nên dịch cúm diễn biến phức tạp. Tránh cho đàn vịt không bị nhiễm bệnh, ông Chính cập nhật thông tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi có dịch xảy ra thực hiện nuôi nhốt không chăn thả ngoài đồng, vệ sinh chuồng trại và tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Với kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc đàn gia cầm nên đàn vịt của gia đình ông Chính không bị nhiễm bệnh, hạn chế thấp nhất tình trạng vịt chết do dịch bệnh. Trung bình ông thu từ 500 - 700 quả trứng/ngày; với giá bán 3.500 đồng/quả, thu gần 2 triệu đồng tiền bán trứng. Có kinh nghiệm trong chăn nuôi, nhưng ông Chính không giấu bí quyết cho riêng mình, mà tạo điều kiện bán cá giống trả chậm, trao đổi kinh nghiệm nuôi cá, vịt để các hộ trong bản cùng làm theo.

Thu Phương
Bình luận
Back To Top