Sản phẩm du lịch “Cội nguồn”

Mỏi mắt đi tìm...

00:00 - Chủ Nhật, 14/06/2015 Lượt xem: 966 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Sản phẩm quà tặng, lưu niệm quả bầu mang tên “Cội nguồn” vốn được biết đến là tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi “Thiết kế quà tặng, lưu niệm 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2012” tổ chức tại tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, đến nay, sản phẩm này vẫn chưa được bày bán như mặt hàng lưu niệm mang đặc trưng cho mảnh đất Điện Biên để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Nhóm tác giả giới thiệu sản phẩm “Cội nguồn” tại cuộc thi tổ chức ở Lào Cai.

Nhiều năm qua, ngành Du lịch đã quan tâm đến vấn đề tìm sản phẩm lưu niệm đặc trưng cho các địa phương. Và từ năm 2009, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã khuyến khích các địa phương trọng điểm về du lịch tìm ra sản phẩm có tính biểu tượng đặc trưng làm quà lưu niệm cho khách du lịch, vừa đảm bảo tính gọn nhẹ để du khách dễ dàng mang theo lại vừa làm nổi bật nét văn hóa của địa phương. Trên cơ sở đó, Bộ Công thương cũng phối hợp hướng dẫn Sở Công thương và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh phát động cuộc thi thiết kế quà tặng và hàng lưu niệm bán cho khách du lịch. Song, hầu hết những nỗ lực này mới chỉ dừng lại ở mức phát động phong trào mà chưa phát huy hiệu quả thật sự. Là địa phương nhiều tiềm năng về du lịch và cũng xác định kích cầu du lịch là mũi nhọn phát triển kinh kế địa phương, thời gian qua Điện Biên đã tham gia 2 cuộc thi tìm kiếm mẫu quà tặng du lịch với không ít sản phẩm chế tác khá tinh xảo, gọn nhẹ từ chất liệu thiên nhiên: gỗ, tre, gốm được người xem và du khách đánh giá cao.

Cuối năm 2012, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) tổ chức cuộc thi “Thiết kế mẫu sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch tỉnh Điện Biên năm 2012”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 2014. Sau 2 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 40 sản phẩm của 7 tổ chức và cá nhân tham gia. Với ý tưởng thiết kế sản phẩm có ý nghĩa về lịch sử, văn hoá, có tính thẩm mỹ ứng dụng cao trong sản xuất với số lượng lớn và sản phẩm “Cội nguồn” của nhóm tác giả: Trần Minh Thư, Lê Mạnh Hùng, Trần Văn Lĩnh đã đoạt giải nhất. Nối tiếp thành công đó, “Cội nguồn” lại tiếp tục đoạt đồng giải nhất cuộc thi “Thiết kế quà tặng, lưu niệm 8 Tây Bắc mở rộng năm 2012” tổ chức tại tỉnh Lào Cai. Đây là thành tích của ngành Du lịch tỉnh khi lần đầu tổ chức và tham gia cuộc thi có quy mô lớn.

Sản phẩm “Cội nguồn”.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ nhiệm HTX thủ công mỹ nghệ Anh Minh - đại diện nhóm tác giả chia sẻ: “Cội nguồn” bắt nguồn trong ý tưởng từ truyền thuyết “Tẩu pung” (Quả bầu). Câu chuyện không chỉ được lưu truyền rộng rãi trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Điện Biên, khu vực Tây Bắc hay vùng đồng bào các dân tộc ở xứ Thanh, xứ Nghệ và Tây Nguyên mà còn ghi dấu ấn trong kho tàng sách cổ của nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam. Từ nội dung câu chuyện này, nhóm tác giả đã thiết kế và cho ra đời sản phẩm vừa là mẫu hàng lưu niệm, vừa là quà tặng không chỉ có ý nghĩa đối với tỉnh mà còn ý nghĩa đối với cả đất nước Việt Nam với 54 dân tộc anh em cùng từ một trái bầu sinh ra, như truyền thuyết “Sự tích trăm trứng” gắn với Lạc Long Quân và Âu Cơ. Sản phẩm du lịch “Cội nguồn” được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên, chế tác chủ yếu trên máy công nghiệp và hoàn thiện bằng phương pháp thủ công. Ngoài ra, sản phẩm còn khắc họa hình ảnh ngôi nhà sàn truyền thống, bên cạnh là hình con rùa gắn với câu chuyện truyền thuyết tạ ơn rùa (con vật có ý nghĩa tâm linh trong văn hóa Tày - Thái), các nhạc cụ dân tộc (khèn, tính tảu), hoa ban, cây cổ thụ, những thửa ruộng bậc thang ngược đỉnh trời... Phần đế quả bầu khắc tên sản phẩm trên mô phỏng hình sóng nước. Mỗi chi tiết, hình ảnh được khắc họa trên sản phẩm đều gắn với những câu chuyện sự tích, truyền thuyết, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian liên quan đến văn hóa các dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay, sản phẩm này không được bày bán rộng rãi tại các điểm tham quan để khách du lịch mua làm quà lưu niệm. Khác với nhiều sản phẩm thô sơ khác, “Cội nguồn” được xử lý kỹ thuật 3D và gia công chế tác tinh xảo.

Tuy nhiên, sau gần 3 năm đoạt giải, đến nay sản phẩm “Cội nguồn” vẫn “bặt vô âm tín” trên thị trường lưu niệm, quà tặng du lịch. Có nhiều nguyên do để lý giải vấn đề này, nhưng điều dễ nhận thấy nhất là thiếu sự hợp tác phối hợp giữa cơ quan chuyên môn nhà nước và cá nhân, đơn vị sau cuộc thi. Được biết, trước thời điểm kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sản phẩm “Cội nguồn” đã từng được dự tính đưa vào danh mục sản xuất làm quà tặng cho các đại biểu dự “Đại lễ” song cũng “đâu lại vào đó”. Điều đáng nói là việc sản xuất sản phẩm đại trà cũng bị “đóng băng”, bởi lý do bản quyền tác phẩm chưa được xác định rõ ràng do đó dẫn đến việc tranh chấp, hiểu lầm. Hiện nay, nhóm tác giả sản phẩm du lịch đang tích cực hoàn thiện các thủ tục pháp lý để hoàn thành việc đăng ký bản quyền. Ông Nguyễn Văn Năm, Trưởng phòng Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), thừa nhận: Trải qua cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch, chúng tôi cũng đã chọn được khá nhiều mẫu sản phẩm đặc sắc nhưng để đưa vào sản xuất với quy mô lớn thì rất ít cơ sở hưởng ứng bởi thiếu vốn sản xuất. Thực tế, “Cội nguồn” khó đủ điều kiện để sản xuất hàng loạt và đưa ra thị trường tiêu thụ nếu như không có sự bảo trợ đầu ra từ phía nhà nước. Điều này lý giải vì sao dù sản phẩm rất đẹp và tinh xảo, có ý nghĩa nhưng cũng chỉ xuất hiện trong cuộc thi rồi sau đó chìm vào quên lãng.

Với những trở ngại xuất phát từ thực tế trên thì không biết đến bao giờ những người trăn trở làm du lịch và du khách mới tìm thấy sản phẩm “Cội nguồn” được bày bán ở các quầy lưu niệm. Để sản phẩm “Cội nguồn” xứng đáng là sản phẩm du lịch đặc trưng và được du khách ưa chuộng, rất cần sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự phối hợp giữa ngành Du lịch và nhóm tác giả sản phẩm “Cội nguồn”.

Đức Kiên
Bình luận
Back To Top