Phát triển kinh tế du lịch từ hang động còn nhiều khó khăn

00:00 - Thứ Tư, 08/07/2015 Lượt xem: 1058 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} ĐBP - Với diện tích tự nhiên rộng, chủ yếu là đồi núi nên thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho Điện Biên nhiều danh lam thắng cảnh, trong đó có nhiều hang động tự nhiên lớn với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, được đánh giá cao về tiềm năng phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có một số hang động được đưa vào khai thác, còn phần lớn tiềm năng du lịch từ các hang động vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Du khách tham quan động Chua Ta, bản Na Côn, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên. Ảnh: Sơn Nam

Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tỉnh Điện Biên hiện có nhiều hang động lịch sử và thiên nhiên đẹp được công nhận cấp tỉnh, quốc gia như động: Xá Nhè (huyện Tủa Chùa); Pa Thơm, Chua Ta (danh thắng thiên nhiên), huyện Điện Biên; Thẩm Púa (danh thắng), xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo; Mường Tỉnh (di tích), huyện Điện Biên Đông… Trong số các hang động được phát hiện và xếp hạng chỉ có động Pa Thơm, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên là được quy hoạch chi tiết trở thành điểm du lịch hang động, tiềm năng trở thành khu du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hóa. Còn phần lớn các hang động khác đều chỉ được cải tạo sơ sài hoặc đơn giản là thành lập ban quản lý do người địa phương làm thành viên để trông nom chứ chưa có sự đầu tư cụ thể để biến tiềm năng thành các sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút du khách.

Chúng tôi có dịp đến tham quan động Chua Ta, bản Na Côn, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên – hang động mới được người dân phát hiện nhưng cũng đã “nức tiếng” gần xa về vẻ đẹp huyền ảo cũng như sự kỳ vĩ của các khối thạch nhũ trong động. Động Chua Ta vẫn giữ được nét hoang sơ nguyên thủy bởi kiến tạo của thiên nhiên nên thu hút đông đảo khách du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích khám phá. Tuy nhiên, chưa có đơn vị chức năng nào đầu tư khai thác tiềm năng của động mà chỉ có người dân nơi đây tận dụng lợi thế sẵn có để làm du lịch. Mặc dù xã Hẹ Muông đã thành lập Ban Quản lý động Chua Ta với các thành viên là người dân bản Na Côn thường xuyên trông nom, tiếp đón và hướng dẫn du khách tham quan nhưng việc “làm du lịch” của người dân nơi đây vẫn còn nhiều bất cập. Anh Cà Văn Ánh, thành viên nhóm Phượt 27 – nhóm thanh niên yêu thích du lịch, chia sẻ: Cảm nhận đầu tiên khi đến tham quan động Chua Ta là vẻ đẹp nguyên sơ và sự chân thành của người dân nơi đây. Nhưng cách họ làm du lịch thì còn thiếu chuyên nghiệp. Do động Chua Ta rộng hơn 500m, nằm sâu trong lòng núi nên du khách cần có người hướng dẫn tham quan. Khi khách đông không đủ người dẫn đường thì ban quản lý “chữa cháy” bằng cách điều các cháu nhỏ, thậm chí có cháu chưa thể giao tiếp tốt bằng tiếng phổ thông dẫn đường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tham quan của du khách. Nhiều người muốn tìm hiểu thêm thông tin về động nhưng các hướng dẫn viên chỉ lẳng lặng dẫn đường, “kệ” du khách tự tìm hiểu… Một thành viên khác trong đoàn, anh Nguyễn Đức Thành, cho biết thêm: Mặc dù ở đây cũng thu phí trông giữ xe nhưng bãi đỗ chưa được quy hoạch cụ thể. Chỗ đỗ xe là điểm bất kỳ, có thể là dưới hiên nhà, gốc cây, bên đống củi… nơi nào mà chủ xe cảm thấy râm mát. Hơn nữa, du khách phải tự xếp xe, lấy xe, dù không đáng mấy công nhưng sau một hành trình dài vất vả cũng cảm thấy bất tiện. Bên cạnh đó, người dân nơi đây cũng chưa biết cách làm dịch vụ du lịch. Tối thiểu như nước uống du khách cũng phải tự mang theo chứ không có hàng, quán nào bán; vừa bất tiện cho du khách, vừa làm mất một nguồn thu không nhỏ cho người dân. Cũng theo anh Thành, với các tiềm năng sẵn có nếu động Chua Ta được đầu tư bài bản thì có thể quy hoạch thành khu du lịch hang động kết hợp với du lịch sinh thái thu hút rất nhiều khách du lịch.

Mang những trăn trở về việc cần sớm có sự đầu tư để đưa các hang động vào khai thác, chúng tôi đến gặp ông Nguyễn Văn Năm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ông cho biết: Trong giai đoạn hiện nay, trên địa bàn tỉnh điều kiện hạ tầng chưa đồng bộ, giao thông đến các điểm di tích, danh lam thắng cảnh còn khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch còn thiếu nên chưa thể quy hoạch đưa hệ thống hang động vào khai thác ngay được. Việc cần làm bây giờ là gắn phát triển du lịch với giữ gìn và bảo vệ sự nguyên bản của hệ thống thắng cảnh hang động khỏi nguy cơ bị con người tàn phá. Đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để sớm đưa các thắng cảnh hang động vào khai thác.

Sơn Nam
Bình luận
Back To Top