Xây dựng quy tắc ứng xử dành cho du khách Việt

00:00 - Chủ Nhật, 03/04/2016 Lượt xem: 1710 In bài viết
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Dù chưa thật sự quá nóng đến mức trở thành làn sóng tẩy chay như với du khách của một số nước trên thế giới; nhưng những “vấn nạn” của khách du lịch Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung khi đi du lịch trong và ngoài nước cũng thật sự khiến xã hội băn khoăn và khiến những người làm du lịch có tâm thấy cần phải trăn trở. Lo ngại trước hình ảnh du khách Việt trở nên “xấu xí”, ngày 31-3, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức tọa đàm với mong muốn tìm giải pháp nâng cao hình ảnh du khách Việt.

Theo số liệu thống kê, năm 2015, có khoảng 45 triệu người Việt du lịch trong nước và hơn 6 triệu người ra nước ngoài. Nhiều người lần đầu đi chơi xa, thiếu sự tư vấn và hướng dẫn, nên vẫn hồn nhiên mang theo những thói quen tự nhiên như ở nhà. Những thói quen này chưa thật sự phổ biến nhưng không còn là cá biệt, đang mỗi ngày làm xấu hình ảnh người Việt, đặc biệt khi ra nước ngoài. Tuy chưa phải là phổ biến nhưng đã đến lúc phải điểm mặt chỉ tên cái xấu trong văn hóa du lịch của người Việt để sửa đổi và có những chuẩn mực để thực hiện. Chia sẻ nhận định này, ông Nguyễn Tiến Đạt, Công ty TransViet, đã chỉ ra nhiều thói xấu của du khách Việt: bên cạnh “bệnh” không tuân thủ thời gian, còn có “bệnh” gây ồn ào, vứt rác bừa bãi, “cầm nhầm” đồ trong siêu thị, lợi dụng đi du lịch để trốn lại lao động bất hợp pháp... Ông Đạt phân tích, khi nhiều cá nhân, du khách là người Việt có hành động xấu xí bị phát hiện và lên án thì đó không còn là chuyện của mỗi cá nhân nữa mà sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh chung của người Việt Nam.

Có cái nhìn ôn hòa hơn, MC Lê Anh, giảng viên Khoa Du lịch, Đại học KHXH-NV Hà Nội cho rằng, trong những hành vi gọi là “lỗi” kể trên, có những hành vi thuộc về sự giáo dục, thói quen; nhưng cũng có rất nhiều hành vi là vì thiếu hiểu biết. Có lẽ, không du khách Việt nào muốn mình xấu xí cả, nhất là ra nước ngoài; khi những hành vi của mình có thể nhận được sự coi thường, thậm chí là khinh thường của người nước ngoài hay khiến mình trở nên lạc lõng, vô duyên... Nhưng cũng chưa ai dạy cho du khách cách làm người văn minh khi ra nước ngoài, điều mà không phải du khách nào cũng biết. Chính vì thế, trách nhiệm xem ra cũng thuộc về chính ngành du lịch, những doanh nghiệp du lịch, khi để du khách của mình “xấu xí” như vậy. Theo MC Lê Anh, bên cạnh việc tuyên truyền, đưa ra các thông điệp không mang nặng tính chỉ trích thì các công ty, đơn vị làm du lịch, các hướng dẫn viên du lịch cũng cần làm tốt hơn nữa công tác định hướng đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Để ngăn chặn việc hình ảnh du khách Việt “xấu xí”, tại tọa đàm có ý kiến đề xuất phải đưa ra giải pháp phạt hành chính thật nặng các công ty lữ hành có du khách vi phạm nặng ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia như trộm cắp, buôn lậu, đánh nhau..., riêng đối với các cá nhân vi phạm có thể cân nhắc hình thức cấm xuất cảnh. Song đó chỉ là việc cực chẳng đã, vì thế nhiều ý kiến đồng tình với việc cần xây dựng một bộ quy tắc ứng xử cho du khách Việt Nam. Dự thảo bộ quy tắc dài tới 6 trang, với nhiều quy định điều chỉnh hành vi, cử chỉ cụ thể của du khách; cách ứng xử với con người, ứng xử với môi trường, ứng xử với quốc gia, dân tộc; tới những “Hành vi cần xây dựng” và “Hành động nên làm”, việc tư vấn về việc “nói lời hay, cử chỉ đẹp”, “xếp hàng, đi đứng trật tự”, “cư xử đúng mực và lịch sự”, “bảo tồn các loài động vật hoang dã”...

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top