Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2015:

Địa phương giữ vai trò quan trọng

00:00 - Thứ Năm, 08/01/2015 Lượt xem: 890 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} 2015 là năm đầu tiên học sinh (HS) THPT cả nước áp dụng kỳ thi THPT quốc gia với mục tiêu "hai trong một": Vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa tuyển sinh ĐH, CĐ. Thời điểm này, Bộ GD-ĐT đang tiếp tục nhận ý kiến đóng góp cho dự thảo quy chế kỳ thi.

Tăng trách nhiệm của địa phương

Trái với cảm giác ban đầu về vai trò mờ nhạt của địa phương trong kỳ thi THPT quốc gia, tại dự thảo mới nhất do Bộ GD-ĐT công bố, trách nhiệm tổ chức kỳ thi của cơ sở được xác định rất rõ. Theo đó, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đảm nhận vai trò trưởng ban chỉ đạo thi; lãnh đạo trường ĐH và Sở GD-ĐT làm phó trưởng ban chỉ đạo thi. Như vậy, dù các trường ĐH được giao nhiệm vụ chủ trì toàn bộ các cụm thi trên cả nước, song mỗi địa phương đều nhận trách nhiệm nặng nề trong việc chuẩn bị các khâu (tổ chức kỳ thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo) cho cụm thi đặt tại địa bàn.

TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho rằng, việc tăng cường trách nhiệm cho địa phương trong việc cùng các trường ĐH tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là cần thiết để bảo đảm kỳ thi được nghiêm túc, công bằng, khách quan, kết quả đủ độ tin cậy để các trường trong hệ thống giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp yên tâm sử dụng trong công tác tuyển sinh. Ý nghĩa và mục tiêu kép ấy đòi hỏi các địa phương phải nỗ lực tổ chức kỳ thi với yêu cầu cao hơn hẳn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước nhằm phản ánh thực chất chất lượng dạy học ở các trường phổ thông, nâng cao chất lượng nguồn tuyển cho khối trường đào tạo.

Từ thực tế tổ chức cụm thi những năm trước, nguồn lực của các trường ĐH được giao nhiệm vụ chủ trì và kết quả khảo sát tại địa phương, Bộ GD-ĐT dự kiến số lượng thí sinh ở mỗi cụm thi trung bình khoảng 30-40 nghìn em. Với quy định mỗi cụm thi phục vụ cho thí sinh của ít nhất hai tỉnh thì với quy mô như trên, thí sinh không thể tập trung ở một vài điểm thi hoặc ở nơi trung tâm được, vì khó có thể bảo đảm điều kiện phục vụ thi (phòng thi, nơi ăn ở…). Với số lượng 34-35 cụm thi trên cả nước, nhiều tỉnh còn khó khăn đối diện với mối lo tổ chức, điều hành cụm thi tại địa phương làm sao để tạo thuận lợi nhất về mọi mặt cho thí sinh ở mọi địa bàn.

Học sinh bổ túc gặp khó?

Theo ghi nhận tại các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên có HS lớp 12 trên địa bàn thành phố tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, đối tượng chịu áp lực nhất thời điểm này là HS theo học hệ bổ túc THPT.

Nếu như mọi năm, HS hệ bổ túc được thi theo đề riêng ở tất cả các môn của kỳ thi, thì tới đây, toàn bộ HS, bất kể theo học chương trình THPT hay bổ túc THPT đều phải tham gia cùng số lượng môn thi và nội dung đề thi như nhau. Thêm nữa, trong khi HS hệ bổ túc THPT trong suốt gần 3 năm qua đều được dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục thường xuyên thì nay, theo dự thảo quy chế mới, HS hệ này sẽ phải làm bài thi có nội dung nằm trong chương trình THPT. Một điểm khác biệt nữa là HS hệ bổ túc tham dự kỳ thi năm 2015 sẽ không được hưởng chế độ ưu tiên khi có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học (mỗi loại chứng chỉ được cộng một điểm) như những năm trước.

Theo ông Kiều Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên (Sở GD-ĐT Hà Nội), đó thực sự là một thách thức không dễ vượt qua đối với HS bổ túc THPT, vì đa phần HS hệ này đều có "đầu vào" thấp hơn nhiều so với HS các trường THPT. Hơn nữa, đây là ngành học đặc thù nhằm tạo cơ hội cho nhiều HS được đến trường để thực hiện phổ cập giáo dục trung học và nhiều người có hoàn cảnh rất khó khăn, có HS vừa học vừa đi làm, có người lớn tuổi… Việc dành thời gian tập trung cho việc học tập, ôn luyện để đạt kết quả tốt là một khó khăn không nhỏ đối với họ.

Cũng theo ông Kiều Văn Minh, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức dạy học bám sát đối tượng HS, coi trọng việc phân loại HS, bố trí giáo viên có năng lực, trách nhiệm và kinh nghiệm để phụ đạo cho HS có học lực yếu kém. Việc đổi mới phương pháp dạy học gắn với kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học cũng đã được triển khai ngay khi Bộ GD-ĐT thông báo chủ trương về kỳ thi THPT quốc gia vào đầu năm học. Xu hướng sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá, tăng cường vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo điều kiện để HS bày tỏ quan điểm của bản thân với các vấn đề xã hội thời sự… được vận dụng cả trong quá trình học tập và kiểm tra ở học kỳ vừa qua.

Thực tế cho thấy, đề thi phải được xây dựng theo hướng phân hóa sâu, với dải kiến thức phù hợp đủ để phân loại rõ trình độ từng diện đối tượng thí sinh. Đây là điều cần thiết đối với một kỳ thi nhắm tới mục tiêu "hai trong một".

Theo HNM
Bình luận
Back To Top