Vấn đề hôm nay

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

00:00 - Thứ Sáu, 09/01/2015 Lượt xem: 854 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Như đã biết, là một tỉnh miền núi biên giới, dân số không đông, nhưng Điện Biên có lợi thế nhất định vì có nguồn lao động dồi dào, đa số dân số của tỉnh trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan theo tinh thần nhìn thẳng nói thật thì, chất lượng nguồn nhân lực tỉnh ta còn nhiều hạn chế; kết quả đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với tiềm năng, kinh phí đầu tư.

Biểu hiện rõ nhất là tỷ lệ lao động qua đào tạo của Điện Biên thấp (nhất là ở khu vực nông nghiệp nông thôn); cơ cấu chưa phù hợp, thiếu lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao ở nhiều lĩnh vực; đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội, chất lượng đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề có mặt hạn chế... Một bộ phận công chức, viên chức tuy đạt tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, nhưng năng lực thực tế hạn chế, khả năng tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa cao.

Chính vì chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, từng cấp, ngành. Thừa nhận thực trạng này, tại báo cáo kinh tế - xã hội năm 2014, UBND tỉnh đã thẳng thắn chỉ rõ: xét về chủ quan thì nguyên nhân khiến một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội không đạt là do năng lực quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của các cấp chính quyền, chủ đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu. Chính vì vậy mà, cùng với yêu cầu về nguồn lực đầu tư thì đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng rất cần được quan tâm.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thiết nghĩ ngoài các giải pháp chung nhất mang tính định hướng xuyên suốt mà cấp uỷ, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở định ra mới là điều kiện cần có theo lộ trình: muốn phát triển buộc phải đào tạo. Nhưng đào tạo rồi thì dùng thế nào, đánh giá thế nào mới là quan trọng hơn cả. Vì như chúng ta vẫn nói “học đi đôi với hành”, thực tiễn mới là câu trả lời trung thực nhất cho cả quá trình học. Do vậy, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, người lao động cần tinh thần thẳng thắn dám nhìn thẳng và nói thật của mỗi người, mỗi ngành. Trước nhất, với mỗi ngành thì đó là trách nhiệm của người đứng đầu dám nhìn thẳng vào thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ngành mình quản lý có mặt nào mạnh, mặt yếu nào để chỉ rõ cho từng người, thay vì thái độ dĩ hoà vi quý, đánh giá cán bộ chung chung để khỏi mất lòng cán bộ công chức và cũng không mất thi đua của ngành. Còn với mỗi người thì tinh thần nhìn thẳng và nói thật được hiểu là thái độ tự học để đáp ứng yêu cầu công tác, thay vì tư tưởng học cho có bằng, học để lên lương. Cũng ý đó, với người nông dân thì việc tham gia các khoá đào tạo nghề (theo các chương trình, đề án) cần xác định sự học là cần thiết để đảm bảo cuộc sống gia đình thay vì thái độ đi học cho đủ chỉ tiêu, để được hỗ trợ học nghề.

Và quan trọng nữa là trách nhiệm của những người tham gia các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đó không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà thiêng liêng hơn cả bởi đó là trách nhiệm “mình vì mọi người”, vì con đường đi đến ấm no với đủ đầy miếng cơm manh áo của nhân dân.

Bích Hạnh
Bình luận
Back To Top