Trăn trở cùng giáo viên vùng cao

00:00 - Thứ Sáu, 09/01/2015 Lượt xem: 1568 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Về công tác tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tôi rất ấn tượng hình ảnh thầy Phạm Văn Khiêm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học bán trú ở đây. Tôi nhớ như in câu thầy Khiêm nói: “Giáo viên vùng cao vất vả một thì cán bộ quản lý vất vả gấp mười, gấp trăm lần”.

Đầu năm học nào cũng vậy, về Trường Tiều học bán trú xã Chung Chải, chúng tôi đều được “trải nghiệm” cùng thầy cuốc bộ vài chục cây số đi các điểm bản huy động học sinh ra lớp; chặt cây, nứa để dựng phòng học. Trong năm học, thầy Khiêm đi các điểm bản kiểm tra tình hình học tập của học sinh, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp và vận động phụ huynh góp công tu sửa lớp học… Với 13 điểm trường, nhiều điểm cách trung tâm tới 30 – 40km nên đi hết một vòng cũng mất hơn 3 tháng.

Góc cộng đồng dạy học theo mô hình mới VNEN lớp 5A, Trường Tiểu học số 2, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa.

Đến nhiều trường các huyện, chúng tôi thấy giáo viên đa số khi có con đều gửi về quê nhờ nội, ngoại để họ yên tâm với sự nghiệp giáo dục. Một năm, các thầy cô 2 lần về thăm con vào hè, tết nhưng còn may mắn hơn giáo viên “dở dở ương ương”, đưa con về cho ông bà hàng tuần vào ngày nghỉ về cũng dở, mà ở trường thì lại nhớ con. Như cảnh của cô giáo Đoàn Thị Hồng Vân, là một trong năm giáo viên cắm bản ở điểm trường Huổi Quang 2. Cô Vân về công tác ở Trường tiểu học Ma Thì Hồ từ năm 2008, nhà ở Bản Phủ, huyện Điện Biên. Cô đã xây dựng gia đình, hiện chồng công tác trong quân đội đóng quân ở TP. Điện Biên Phủ nên chẳng mấy khi vợ chồng được gặp nhau. Tuần nào không có việc trường cô lại vượt gần 90km đường từ điểm trường về nhà, chiều thứ 6 về, chiều chủ nhật lên. Trước cô đã đưa con lên trường một thời gian nhưng vì điều kiện khổ quá, lại nhiều ruồi vàng, bọ chét đốt sưng hết cả người. Con cứ khóc suốt ngày suốt đêm không còn cách nào khác lại phải đưa con về, xa con nhiều khi nghĩ không thể trụ được với nghề, nhưng phải quyết tâm, hơn nữa vì yêu nghề nên mới có thể nén được lòng mình, giờ dù vất vả mỗi tuần cô cũng cố về thăm con một lần. Và mỗi lần về với thời gian ngắn ngủi ở với con, cô bảo không về thì nhớ mà về thì lại thương, nghe bà ngoại kể chuyện về con bé cứ nhắc mẹ, mẹ đi lại khóc rồi khi về cứ quấn quýt với mẹ mà thấy xót xa. Xa con đêm đến ở nơi hiu hắt không điện, nhớ con cứ âm thầm nuốt nước mắt mà về đêm nằm ôm con nước mắt lại trào ra.

Bởi ít được lựa chọn khi xây dựng hạnh phúc gia đình nên có trường gần chục giáo viên nữ ly hôn, như Trường Tiểu học xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông chúng tôi không khỏi xót xa. Chia sẻ với họ, chúng tôi thêm thấu hiểu: Giáo viên nữ ở vùng sâu, xa hơn ai hết họ khao khát niềm hạnh phúc gia đình đầm ấm, được chia sẻ giúp đỡ từ người chồng, hàng ngày được nghe tiếng nói cười của con trẻ để vơi bớt nỗi buồn cô quạnh. May mắn với họ là có bạn đời đồng nghiệp, cùng công việc nên dễ cảm thông, chia sẻ với nhau nhưng không phải ai cũng được toại nguyện mong muốn ấy. Giáo viên tan vỡ hạnh phúc gia đình cũng chỉ bởi nguyên nhân, chồng một nơi, vợ một nẻo cách xa nhau 500 – 700km như “ông Ngâu, bà Ngâu” một năm họa hoằn được gặp nhau 1 – 2 lần. Nhiều giáo viên nữ lo “quá lứa lỡ thì” đành “tặc lưỡi” lấy người ở xa đến làm các công trình, người không có công việc ổn định. Khi xong công trình, chồng đi làm nơi khác, vợ vò võ nuôi con 1 mình, chồng không việc làm sống nhờ đồng lương của vợ nên mâu thuẫn… Chính vì lẽ đó, giáo viên nữ vùng cao thêm nỗi khổ không chỉ vất vả công việc phải trèo đèo lội suối, mà thêm nỗi tủi khổ về hạnh phúc gia đình không vẹn tròn.

Về một số trường của huyện Tuần Giáo, Mường Chà chúng tôi  nghe chuyện khi trường chuẩn bị công nhận chuẩn thì giáo viên không kể thời gian ngày, đêm và phải huy động cả người thân trong gia đình hàng tháng trời cùng làm đồ dùng dạy học. Trường áp dụng mô hình dạy học mới VNEN thì giáo viên các lớp chạy đua với nhau để được đánh giá đạt loại tốt. Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Dương Quốc Trung, giáo viên lớp 5A3, Trường Tiểu học Mường Mươn số 2, huyện Mường Chà chia sẻ: Nhà trường thực hiện dạy học theo mô hình VNEN tuy không bắt buộc giáo viên phải bỏ tiền ra mua một số thứ để trang trí lớp học theo quy định, nhưng nếu không trang trí đạt yêu cầu thì giáo viên sẽ bị hạ thi đua. Nhiều góc lớp học như: Góc thiên nhiên, góc cộng đồng, giáo viên bỏ tiền lương để mua vật dụng trang trí. Đồng lương giáo viên phải tằn tiện mới đủ chi tiêu cho cuộc sống, đã không được ưu đãi mà còn phải trích số tiền lương ít ỏi để phục vụ dạy – học theo phương pháp mới, nếu lớp học không làm nổi bật được hình thức giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ.

Giáo viên vùng cao chịu rất nhiều thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm mà vật chất không thể bù đắp. Họ rất cần được quan tâm, chia sẻ, giảm bớt áp lực trong công việc và cần được hưởng chế độ đãi ngộ xứng đáng.

Kiên Cường
Bình luận
Back To Top