Xã hội hóa giáo dục – Nhìn từ Nậm Pồ

00:00 - Thứ Sáu, 16/01/2015 Lượt xem: 1427 In bài viết
800x600 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} ĐBP - Trong khi tại nhiều địa phương miền núi, biên giới, công tác giáo dục – đào tạo gặp không ít thách thức do những đặc thù mang lại, thì ở Nậm Pồ - một huyện đặc biệt khó khăn mới được chia tách, chỉ sau hơn 1 năm lại thấy một nền giáo dục nhiều thuận lợi và khởi sắc.

Theo số liệu mới đây được ngành giáo dục địa phương công bố, trong tổng số gần 3,550 tỷ đồng kinh phí đầu tư năm học 2013 – 2014 để sửa chữa, làm mới lớp học, nhà công vụ cho giáo viên và nội trú học sinh, chỉ có 270 triệu đồng là nguồn hỗ trợ từ Sở Giáo dục – Đào tạo. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là hơn 3 tỷ đồng còn lại lấy từ đâu? Và bằng cách nào?

Nhờ thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, học sinh Nậm Pồ đã được sinh hoạt, học tập trong điều kiện tốt hơn.

Diện mạo mới

Ai đã từng đến một số trường học ở Nậm Pồ (trước thuộc huyện Mường Nhé), như: Nà Khoa, Na Cô Sa, Vàng Đán, Nậm Tin... một vài năm trước, chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến hình ảnh mới của hiện tại. Những ngôi trường chênh vênh, heo hút, với nhà lớp học xiêu vẹo, tạm bợ bằng tranh, tre, nứa lá chỉ còn trong quá khứ. Thay vào đó là một diện mạo hoàn toàn mới, với ngôi trường mái đỏ, tường vàng khang trang, những lớp học kiên cố, sạch sẽ, ngăn nắp... và đang dần hoàn thiện theo mô hình trường học mới, thân thiện. Đối với học sinh nhà xa trường, hiện nay cơ bản đều đã được ở nội trú trong những căn nhà xây kiên cố, có điều kiện sinh hoạt, ăn, ngủ đảm bảo.

Đó là hình ảnh ghi nhận từ thực tế tại một số trường và điểm trường, nhưng để có cái nhìn tổng quát hơn về sự đổi thay này thì phải thông qua những con số thống kê khi được đem ra so sánh. Tại thời điểm mới chia tách, Nậm Pồ tiếp nhận một hệ thống trường lớp học thiếu thốn và đã xuống cấp, nhất là ở bậc tiểu học, mầm non; riêng đối với các xã mới chia tách gần như chưa có trường, lớp học. Toàn huyện có 664 phòng học, thì trên 20% là phòng học tạm; hơn 40% phòng công vụ cho giáo viên và nội trú học sinh cũng chưa đảm bảo. Để đáp ứng cho năm học đầu tiên (2013 – 2014), theo tính toán toàn huyện cần phải tu sửa, làm lại 133 phòng học, 110 phòng nội trú học sinh; và làm mới 69 phòng học, 190 phòng nội trú, bếp ăn. Thế nhưng, chỉ kết thúc năm học này, toàn huyện đã dựng mới được 116 phòng học, 106 phòng nội trú và nhà công vụ cho giáo viên, 49 bếp ăn tập thể; sửa chữa láng bê tông trên 10.000 mét vuông sân trường và nền nhà... Rõ ràng chỉ với những con số này, có thể thấy diện mạo giáo dục Nậm Pồ gần như đã “thay da, đổi thịt”.

“Góp gió thành bão”

“Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng với những người làm giáo dục ở Nậm Pồ thì họ đã biết biến sự “khởi đầu nan” ấy thành cơ hội. Điều đó thể hiện trước tiên ở giải pháp mà ngành giáo dục địa phương đưa ra ngay sau khi chia tách, thành lập, đó là: Tận dụng, huy động và lồng ghép mọi nguồn lực đầu tư cho huyện mới; kết hợp cùng nội lực trong cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh... theo phương châm “góp gió thành bão”.

Đến trường đã thực sự trở thành niềm vui với trẻ em Nậm Pồ.

Xác định rõ tính cấp thiết, tầm quan trọng và hiệu quả của việc kiên cố hóa trường lớp học trong việc nâng cao chất lượng dạy và học địa phương, ngay từ những ngày đầu, Phòng giáo dục huyện đã cho rà soát, đánh giá lại toàn bộ thực trạng. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch đầu tư theo chủ trương “xã hội hóa giáo dục”, ưu tiên các nơi thật sự cấp thiết. Theo đó, công tác tuyên truyền, thay đổi cách nhìn và nhận thức của toàn xã hội về việc phát triển giáo dục và đầu tư cho giáo dục được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Cũng bởi vậy, việc hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp học tại đây không còn là nhiệm vụ của ngành, của tỉnh mà đã trở thành trách nhiệm chung toàn ngành, các địa phương và tinh thần tự nguyện của cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh.

Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Xuân Thuận, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo Nậm Pồ cho biết: “Để có được diện mạo mới cho nền giáo dục Nậm Pồ, tôi phải khẳng định đó là nhờ sức mạnh tổng hợp, chứ không riêng ngành nào, cấp nào. Nhưng việc làm tốt nhất và cũng là cái được lớn nhất  của chúng tôi đó là thay đổi về nhận thức của nhân dân. Đặc biệt là các bậc phụ huynh, khi mà họ đã thực sự hiểu: làm nhà, lớp học là để con em mình được học tập, sinh hoạt trong môi trường tốt hơn. Cũng bởi vậy, họ đã ủng hộ nhiệt tình và tự nguyện tham gia đóng góp ngày công san nền, dựng nhà... và nhiều vật liệu sẵn có, như: ván gỗ, cát, sỏi...”.

Thống kê năm học 2013 – 2014, toàn huyện đã huy động đầu tư 3,542 tỷ đồng cho việc xây dựng, tu sửa trường lớp học, thì có 3,152 tỷ đồng là nguồn xã hội hóa (tương đương với 89%). Trong đó, Công ty xi măng Điện Biên hỗ trợ 370 tấn xi măng; Doanh nghiệp Xây dựng và thương mại số 6 200 triệu đồng...; giáo viên, học sinh và nhân dân đóng góp gần 7.000 ngày công lao động, 379 mét khối gỗ, 922 mét khối sỏi làm nền...    

“Xây dựng cơ sở vật chất luôn là bài toán khó, và lại càng khó hơn với ngành Giáo dục Nậm Pồ khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song với nền tảng sẵn có mà chúng tôi đã xây dựng được trong hơn 1 năm qua, cùng sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp, tôi tin sẽ làm được. Hiện nay chúng tôi chỉ còn trăn trở duy nhất một điều, đó là giao thông. Khi giao thông thuận tiện thì việc xây dựng và duy trì một nền giáo dục ổn định, phát triển, chúng tôi hoàn toàn tự tin” – Đó là “rào cản” duy nhất, đồng thời cũng là khẳng định của ông Nguyễn Xuân Thuận khi nói về giáo dục ở Nậm Pồ trong tương lai.

Hà Linh
Bình luận
Back To Top