Những “cô giáo” đặc biệt

00:00 - Chủ Nhật, 18/01/2015 Lượt xem: 923 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Yêu trẻ, tận tình với công việc, thông thạo tiếng phổ thông và địa phương… là ấn tượng về những “cô giáo” đặc biệt mà chúng tôi gặp ở Tủa Chùa. Đó là các “bà mẹ trợ giảng” (BMTG) tình nguyện hỗ trợ giáo viên dạy học ở các lớp có con em là đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đã trở thành chiếc cầu nối bền vững, gắn kết thầy cô với học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao.

Chị Lý Thị Dinh trò chuyện với trẻ.

Trở lại xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa lần này, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi những thay đổi của một xã nghèo nơi đây. Con đường từ thị trấn Tủa Chùa dẫn đến trung tâm xã trước còn gồ ghề đá hộc, đá dăm nay đã rải nhựa, thoáng và rộng rãi. Ngạc nhiên và ấn tượng hơn khi đến thăm Trường Mầm non Xá Nhè là hình ảnh những “cô giáo” dân tộc Mông ân cần đón trẻ, trò chuyện rồi cần mẫn vào lớp chuẩn bị đạo cụ, sách vở cho những tiết giảng của cô giáo chính. Họ đến từ các thôn, bản trong xã và có hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng có điểm chung là yêu trẻ, nhiệt huyết với công việc.

Chị Sùng Thị Thanh, thôn Pàng Giề, xã Xá Nhè được chọn là bà mẹ trợ giảng ở Trường Mầm non của xã. Gia đình đông con, chồng lại đi làm xa nên gặp không ít khó khăn. Chia sẻ về lý do tham gia công việc này, chị Thanh cho hay: Từ khi Chương trình BMTG được tổ chức Tầm nhìn thế giới (WV) phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo thực hiện ở bậc mầm non mình là một trong số ít người được chọn làm “cô giáo” đặc biệt. Thời gian đầu, chị bỡ ngỡ và rụt rè lắm. Tuy thông thạo Việt cũng như tiếng Mông nhưng chị ngại giao tiếp. Được sự động viên từ gia đình và ban giám hiệu nhà trường, chị dần quen với công việc.

Nhận thấy ngôn ngữ là trở ngại lớn đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng cao, vì vậy, chị thường xuyên dạy trẻ tiếng Việt, những trẻ chưa hiểu thì nói bằng tiếng Mông. Trong những giờ ra chơi, chị lại cùng trẻ trò chuyện bằng 2 ngôn ngữ giúp các em tiếp thu nhanh hơn... Trong số những “cô giáo” đặc biệt” tại trường thì chị Thanh là người được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá là có kỹ năng sư phạm và kỹ năng làm việc với trẻ nhỏ tốt nhất.

Không chỉ với chị Sùng Thị Thanh, chị Lý Thị Dinh, thôn Tỉnh B cũng là BMTG đã gắn bó với Trường Mầm non xã Xá Nhè được 5 năm. Thay vì lên nương như bao trẻ ở địa phương, hằng ngày chị Dinh đến sớm đón trẻ và trò chuyện với trẻ bằng tiếng Mông. Lớp chị trợ giảng có 25 trẻ đều là con em ở thôn tỉnh B. Trong lúc các cô giáo “chính” giảng bài, chị chú ý quan sát để hỗ trợ giáo viên. Với chị, công việc của BMTG tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự kiên trì và có tâm huyết với các con em mình, đặc biệt là lứa tuổi mầm non giúp trẻ vượt qua rào cản ngôn ngữ, học tốt ngôn ngữ phổ thông.

Đánh giá về hiệu quả của mô hình BMTG, bà Hoàng Tuyết Ban, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Tủa Chùa, cho biết: Chương trình “Bà mẹ trợ giảng” đang được Tổ chức Tầm nhìn thế giới (WV) phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo thực hiện ở bậc mầm non. Phương pháp dạy cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ phù hợp trong giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số, sẽ tạo cơ hội bình đẳng trong giáo dục và phát triển cho trẻ em dân tộc thiểu số. Hiện nay, tuy mức trợ cấp cho mỗi bà mẹ trợ giảng chỉ tương đương mức lương cơ bản 1.150.000 đồng/tháng nhưng ai cũng nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Sự hỗ trợ của BMTG đã đem đến những thay đổi rất đáng kể trong việc dạy và học Tiếng Việt ở các trường mầm non, tiểu học vùng cao. Trẻ em dân tộc thiểu số ở những địa bàn thực hiện Dự án đã được giáo dục tốt hơn và có được kết quả học tập cao hơn. Đặc biệt, trẻ mầm non có sự phát triển hơn hẳn về ngôn ngữ sau khi được tham gia chương trình có các “giáo viên” đặc biệt này. Các chị đã giúp rút ngắn khoảng cách về ngôn ngữ, giúp các em hứng thú hơn khi đến trường.

Từ hiệu quả hoạt động của các BMTG, hiện, mô hình đã được nhân rộng ra 8 trường mầm non của hai huyện (Tuần Giáo và Tủa Chùa) với 26 bà mẹ trợ giảng. Các BMTG là chiếc cầu nối bền vững, hiệu quả giữa các thầy cô giáo và học sinh dân tộc thiểu số ở vùng cao.

Đỗ Quyên
Bình luận
Back To Top