Ngành công nghệ thông tin vẫn thu hút sinh viên

00:00 - Thứ Ba, 10/03/2015 Lượt xem: 1095 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Năm 2015 sẽ là 1 năm biến động của nền giáo dục Việt Nam bởi 1 loạt các động thái kiên quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Những thay đổi này được đưa ra vào thời điểm kỳ tuyển sinh đại học 2015 đang cận kề. Có người ủng hộ và cũng có không ít người chưa đồng tình với những quyết định mang tính chiến lược của Bộ GD&ĐT.

 

Sẽ “khai tử” hơn 600 ngành đào tạo Cao đẳng

Năm 2014, 207 ngành học thuộc 71 trường đại học không được tuyển sinh do thiếu giáo viên cơ hữu và hồ sơ đăng ký quá ít. Và năm nay, hơn 600 ngành đào tạo cao đẳng đang đứng trước nguy cơ bị đóng cửa vĩnh viễn.

Thực tế cho thấy, thời gian qua không ít trường có xu hướng chạy theo việc mở những ngành hot, trong khi việc chuẩn bị còn chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến sản phẩm đào tạo chưa có chất lượng. Việc mở ngành, mở khoa để tuyển sinh ồ ạt không chú trọng vào chất lượng đã dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học không có việc làm hoặc họa chăng là những công việc thời vụ trái ngành trái nghề. 


Trái với tình trạng “trường không lớp trống” ở hơn 600 ngành đào tại cao đẳng và 207 ngành đào tạo đại học kể trên thì có một số ngành đang rất “khan hiếm” nhân lực nhưng thực tế hiện nay là cung không đủ cầu. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin dù có đãi ngộ hấp dẫn, môi trường làm việc thoải mái, cơ hội thăng tiến cao vẫn rất khó tuyển được người bởi 1 lý do đơn giản là: cung không đủ cầu.

Theo thống kê được thực hiện trong năm 2014 của Vụ CNTT - Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020, 400 trường ĐH, CĐ (có ngành công nghệ thông tin) chỉ có thể đào tạo khoảng 600.000 sinh viên. Trong khi nhu cầu thực tế của xã hội lên tới 1 triệu kỹ sư, cử nhân ngành CNTT. Chưa kể đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng khi vào thực tế tại doanh nghiệp luôn phải mất 3 – 6 tháng đào tạo lại.

Ông Lê Hồng Hải – Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain – Aptech chia sẻ: “Tôi được biết trong số hơn 600 ngành đào tạo cao đẳng và 207 ngành đào tạo đại học có không ít ngành thuộc lĩnh vực sư phạm. Và hiện nay, các mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế được rất nhiều phụ huynh và thí sinh lựa chọn. Bởi chất lượng đào tạo, môi trường đào tạo và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Học viên tại Aprotrain – Aptech có đến 33% là sinh viên tốt nghiệp THPT, 60% là sinh viên các trường đại học, cao đẳng và 7% là người đang đi làm trong lĩnh vực CNTT hoặc các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao”.

Ngành CN-TT khối trường quốc tế vẫn hút sinh viên

Những năm trở lại đây, công nghệ thông tin đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, chính vì vậy, nhu cầu về nhân lực ngành này chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm. Thế nhưng, để tuyển được người vững chuyên môn, thạo việc thì các nhà tuyển dụng lại vô cùng đau đầu. Bởi 1 thực tế rằng các trường có đào tạo ngành công nghệ thông tin cũng chỉ theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, sinh viên học lý thuyết hàn lâm phần lớn thời gian. Để đến khi ra trường thì 72% SV ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kĩ năng làm việc nhóm, chỉ khoảng 15% SV mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp (theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT - Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2014).

Đặng Nguyễn Thế Hưng (áo đỏ ngoài cùng bên phải) sinh viên ngành công nghệ thông tin.

Đặng Nguyễn Thế Hưng mặc dù đã thi đậu 2 trường đại học tại TP. Hồ CHí Minh nhưng vẫn kiên quyết thuyết phục bố mẹ cho theo học tại Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain – Aptech. Hưng chia sẻ: “Mình lựa chọn học lập trình tại Aprotrain – Aptech vì đam mê với nghề lập trình và cơ hội nghề nghiệp của nghề này rất cao. Mình thuyết phục được bố mẹ không học đại học mà học tại Aprotrain – Aptech không có nghĩa mình coi thường bậc giáo dục đại học. Mà lý do chính học tại đây mình có thể rút ngắn thời gian học xuống còn 2,5 năm và nhà trường thì tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho học viên. Mình cũng tìm hiểu rất nhiều nơi thì thấy tại Aprotrain – Aptech được học thực hành nhiều và trong quá trình học, mình cũng được tiếp cận rất nhiều dự án thực tế. Điều này hầu như là không có tại các trường đại học.”

Hay Nguyễn Phúc Thành, học sinh lớp 12 trường THPT Văn Lang (Hà Nội) ngay khi học lớp 10 đã xác định được đam mê của mình là công nghệ thông tin nên khi tìm hiểu được 1 cơ sở đào tạo CNTT theo chuẩn quốc tế cộng với sự định hướng từ phía gia đình, Thành đã tin tưởng chọn học lập trình tại Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain – Aptech.

Năm nay, cũng giống như các bạn học sinh 12 khác, Phúc Thành đang rất băn khoăn về kỳ thi chuẩn quốc gia bởi bộ quy chế thi mới. Nhưng Thành và gia đình lại khá yên tâm bởi khi tốt nghiệp THPT, Thành cũng sẽ tốt nghiệp Aprotrain – Aptech và được cấp bằng Lập trình viên Quốc tế của Tập đoàn Aptech Ấn Độ. Và khi đó, Thành có thể chọn học tiếp hoặc đi làm tại doanh nghiệp mà nhà trường giới thiệu. 


Theo ông Lê Hồng Hải, năm 2015 Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain – Aptech triển khai quỹ học bổng “Khai nghiệp” với rất nhiều suất học bổng lên tới 12 triệu. Với những học sinh đạt học bổng khai nghiệp sẽ được doanh nghiệp và Aprotrain – Aptech cam kết đầu ra đúng chuyên ngành. Để giành được học bổng này, thí sinh sẽ trải qua bài thi gồm 2 môn là toán logic và tiếng Anh.

 

Theo Hanoimoi
Bình luận
Back To Top