Cô giáo tâm huyết với nghề

00:00 - Thứ Năm, 12/03/2015 Lượt xem: 1186 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Cô Phạm Thị Hợp là giáo viên dạy giỏi, tâm huyết với nghề của Trường Tiểu học Quài Tở, huyện Tuần Giáo.

Quê ở Hưng Yên, sau 2 năm học tập tại Trường Trung cấp Sư phạm Tuần Giáo (tỉnh Lai Châu cũ), năm 1987, cô Hợp ra trường. Thấu hiểu nỗi khó khăn, vất vả của học sinh nơi đây nên cô tự hứa với lòng mình gắn bó với vùng đất Tây Bắc còn nhiều gian khó để mang cái chữ đến cho học sinh. “Tôi thương học sinh, các em còn nhiều vất vả; cơ sở vật chất, đồ dùng học tập chưa đáp ứng đủ; hơn nữa, đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu. Vì thế, khi ra trường, tôi đã tình nguyện ở lại mảnh đất này để đóng góp vào sự nghiệp trồng người” - cô Hợp tâm sự. Thời gian đầu nhận công tác, cô gặp nhiều khó khăn do bất đồng ngôn ngữ, khác biệt về sinh hoạt. Được phân công dạy ở Trường Tiểu học Quài Nưa 2; do chưa biết điểm trường, không biết đường nên lần đầu đi nhầm đường vào bãi đá mà không biết đường ra. Dạy những điểm trường xa nhà, đi lại khó khăn, ngày nắng thì không sao còn những ngày mưa mỗi tháng chỉ về một lần. Mỗi lần về nhà mất cả ngày đi bộ vượt đồi núi. Bằng tâm huyết với nghề, cô Hợp khẳng định: Nếu yêu nghề, mến học sinh thì khó khăn nào cũng vượt qua. Là giáo viên nhưng cô luôn dành sự quan tâm ân cần đặc biệt như người mẹ thứ 2 đối với học trò. Thường xuyên gần gũi, chia sẻ với học sinh nên cô Hợp hiểu hơn ai hết tâm tư, tình cảm của các em. Coi học trò như con, khi các cháu bị ốm, cô Hợp lo lắng và động viên các em mau khỏi bệnh để tiếp tục tới lớp. Trong lớp không phải học sinh nào cũng học tốt, có những cháu học lực kém hơn, cô Hợp tận tình tới nhà để phụ đạo. Nhờ vào sự động viên và nhiệt tình dạy dỗ của cô Hợp mà hầu hết các cháu đều đã tiến bộ rõ rệt.

Cô giáo Phạm Thị Hợp hướng dẫn học sinh đọc bài.

Là giáo viên, người vợ, người mẹ, dù có vất vả song cô Hợp vẫn không ngừng rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ sao cho xứng đáng là “người lái con đò tri thức”. Cô Hợp luôn trăn trở, phải dạy như thế nào cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, đem lại hiệu quả cao. Với kinh nghiệm giảng dạy 27 năm qua, cô Hợp cho rằng nếu không đổi mới về phương pháp giảng dạy học sinh sẽ thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Vì thế cô thường sử dụng phương pháp trực quan và thảo luận nhóm phát huy tính sáng tạo, kích thích sự khám phá, hứng thú trong học tập cho học sinh. Đồng thời, kết hợp với những hình ảnh mang tính hình tượng cho học sinh quan sát rút ra kiến thức cần thiết. Ngoài giờ dạy trên lớp, khi về với gia đình, cô Hợp vẫn miệt mài chuẩn bị tranh ảnh, mẫu vật, mô hình hay, những câu hỏi thảo luận nhóm liên quan tới buổi học sau. Nhờ lòng nhiệt huyết đó, cô Hợp trở thành người “chắp cánh” giúp ước mơ của học sinh nơi đây trở thành hiện thực. Cô Hợp luôn được Ban giám hiệu đánh giá cao về năng lực chuyên môn. Cô giáo Phạm Thị Thủy, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Quài Tở cho biết: Cô Hợp là giáo viên gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động, là tổ trưởng chuyên môn có nghiệp vụ vững vàng, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Năm học 2012 – 2013, cô Hợp được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Đó là nguồn động viên lớn để cô Hợp tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp “trăm năm trồng người”. 

Bài, ảnh: Phạm Quang
Bình luận
Back To Top