Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2015:

Những băn khoăn khó khỏa lấp

00:00 - Thứ Năm, 12/03/2015 Lượt xem: 962 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Dù chưa công bố chính thức, song theo dự kiến, kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 diễn ra vào tháng 7. Sau hơn 2 tuần ban hành quy chế kỳ thi, bằng nhiều hình thức, đại diện lãnh đạo Bộ GD-ĐT và các sở GD-ĐT đã giải đáp khá nhiều thắc mắc của học sinh. Tuy vậy, ghi nhận từ thực tế cho thấy, với một kỳ thi có quy mô quốc gia, lần đầu diễn ra với rất nhiều điểm mới, việc giải đáp nỗi băn khoăn từ phía HS và các nhà trường dường như vẫn chưa đủ.

Lưu ý quan trọng đối với thí sinh

Nhận thức rõ ảnh hưởng và tầm quan trọng của một kỳ thi có mục tiêu kép (vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ), vài ngày sau khi Bộ GD-ĐT ban hành quy chế kỳ thi THPT quốc gia, nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội đã tổ chức hội nghị quán triệt đến ban giám hiệu của các trường phổ thông trên địa bàn. Mục tiêu quan trọng được đặt ra là mọi thành viên, từ ban giám hiệu, giáo viên và từng HS đều phải thuộc quy chế, rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình. Sở GD-ĐT Hà Nội "lọc" ra 36 điểm mới trong quy chế và những thuận lợi, khó khăn cụ thể để cập nhật tới từng nhà trường.

Thí sinh làm bài thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2014.

Chỉ còn gần 3 tuần nữa là đến thời điểm TS bắt đầu đăng ký dự thi. Một trong những điểm TS cần lưu ý là dù đăng ký thi THPT quốc gia nhưng quy trình lại giống như đăng ký dự thi ĐH, CĐ những năm trước. Trong đó, HS đang học lớp 12 tại đâu thì đăng ký dự thi tại đó, TS đăng ký dự thi tại các địa điểm do sở GD-ĐT quy định. Để thuận tiện cho các TS, Hà Nội dự kiến tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi của TS tự do tại 30 phòng GD-ĐT, TS ở địa bàn nào thì đến phòng GD-ĐT của quận, huyện đó nộp hồ sơ.

Một lưu ý đặc biệt quan trọng ngay từ khâu đăng ký dự thi mà TS cần phải ghi nhớ, đó là phải xác định rõ mục đích dự thi: Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, xét tuyển ĐH, CĐ hay nhắm cả hai mục đích. Đây là căn cứ để sở GD-ĐT xác định cụm thi cho từng loại đối tượng TS, đồng thời là căn cứ triển khai các thủ tục sau khi có kết quả thi THPT quốc gia nhằm bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho TS. Khi đăng ký dự thi, TS không đăng ký tên trường ĐH, CĐ nhưng phải điền cụ thể các môn thi dùng để xét tốt nghiệp và các môn thi khác dùng để xét tuyển vào trường ĐH, CĐ. Như vậy, ngay từ thời điểm này, các TS đã phải xác định rõ năng lực và nguyện vọng của mình để chọn trường, ngành phù hợp.

Dù chưa có hướng dẫn chính thức về hình thức thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia, song theo "bật mí" của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, đề thi môn này sẽ tương tự như tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Như vậy, có thể hiểu, TS sẽ làm phần trắc nghiệm trước, sau khi hết thời gian làm phần trắc nghiệm sẽ được phát đề phần tự luận.

 

Theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi THPT quốc gia, cả nước có 38 cụm thi liên tỉnh (mỗi cụm thi gồm thí sinh của ít nhất 2 tỉnh) do các trường ĐH chủ trì, phục vụ thí sinh dự thi với mục đích vừa để xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa để tuyển sinh ĐH, CĐ. Ngoài ra, tại các địa phương còn có thêm cụm thi dành cho TS chỉ có nguyện vọng dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Cụm thi này do các sở GD-ĐT chủ trì. Việc tổ chức thi tại các cụm thi là giống nhau. Số lượng cụm thi chính thức sẽ được xác định sau khi TS hoàn thành việc đăng ký dự thi, tức là sau ngày 30-4-2015.

Vẫn loay hoay về cấu trúc đề thi

Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT Trần Văn Nghĩa cho biết, nội dung đề thi đã được quy định rõ tại quy chế, các nhà trường có thể tham khảo đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 để nắm rõ hơn về cách thức ra đề và định hướng ôn tập. Trong đó, các nhà trường lưu ý tăng cường việc kiểm tra, đánh giá theo hướng rèn kỹ năng cho HS, tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức tổng hợp và vốn sống của mình để làm bài. Việc không ban hành cấu trúc đề thi nhằm khắc phục tình trạng học lệch hoặc học thuộc lòng một cách máy móc, đồng thời góp phần làm thay đổi cách dạy, cách học ở nhiều trường phổ thông hiện nay.

Tại Hà Nội, ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT cho biết đã ban hành hướng dẫn công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tới các nhà trường. Trong đó, Sở GD-ĐT yêu cầu các nhà trường bám sát yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng để dạy học; tăng cường sử dụng các câu hỏi mở, yêu cầu HS vận dụng kiến thức liên môn để trả lời. Giáo viên các bộ môn tập trung hướng dẫn HS nắm vững kiến thức, học theo hướng hiểu để phân tích, bình luận, tránh tình trạng "học tủ". Từ nay đến ngày 31-5, các trường THPT thực hiện kế hoạch giáo dục theo khung kế hoạch thời gian năm học của Bộ GD-ĐT. Từ ngày 1-6 đến thời điểm diễn ra kỳ thi, Sở GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể tới các đơn vị về công tác tổ chức ôn tập và quản lý HS.

Dù đã yên tâm hơn khi quy chế đề thi mới được ban hành với những thông tin khá chi tiết, song các nhà trường, phụ huynh và HS vẫn chưa hết lo lắng về nội dung đề thi. Theo ý kiến của một số thầy, cô giáo trực tiếp đứng lớp, đây là căn cứ quan trọng để xây dựng định hướng ôn tập cho HS một cách cụ thể và có chất lượng. Em Nguyễn Hoàng Trung, Trường THPT Việt - Đức cho biết, em và các bạn lớp 12 dự thi năm nay rất muốn Bộ GD-ĐT có đề kiểm tra mẫu để có thể mường tượng phần nào cấu trúc đề thi, từ đó có thể vững tin hơn trong việc ôn tập.

Với giáo viên, dù biết rằng vài năm gần đây Bộ GD-ĐT chỉ ban hành hướng dẫn ôn tập, song với một kỳ thi mới, lần đầu tiên diễn ra, nhiều người vẫn bày tỏ nguyện vọng được cập nhật thông tin về đề thi một cách chi tiết hơn để có thể hướng dẫn cụ thể cho HS.

Theo Hanoimoi
Bình luận
Back To Top