Dạy chữ ở Thanh Nưa

00:00 - Thứ Sáu, 22/04/2016 Lượt xem: 2127 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} ĐBP - Giữa đại ngàn núi rừng Tây Bắc rất nhiều thầy cô giáo miền xuôi đang âm thầm cống hiến tuổi thanh xuân, công sức để phần nào vơi bớt cái “đói chữ” trên mảnh đất nơi này. Họ là những người mang “cái chữ” lên bản vùng cao biên giới, dạy cho bọn trẻ biết đọc, biết viết, cho dân bản biết chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Họ chính là những thầy cô giáo dạy học trên địa bàn xã biên giới Thanh Nưa, huyện Điện Biên.

Mặc dù là xã trong lòng chảo Điện Biên nhưng có nhiều bản ở vùng cao học sinh phải đi bộ vài km mới đến được trường học. Đường đến trường dọc theo sườn núi, tuy vất vả là vậy nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với các thầy cô mỗi khi vận động các em đến lớp. Theo cô giáo Phạm Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Nưa cho biết thì trước đây tỷ lệ học sinh chuyên cần của nhà trường rất thấp, vào mùa nương rẫy các em phải ở nhà để phụ giúp việc nhà cho bố mẹ. Với lý do trường xa, các em đi lại vất vả… vì vậy đã ảnh hưởng đến việc dạy và học của nhà trường.

Đặc thù của một xã vùng dân tộc, học sinh đa số là người dân tộc Thái, Mông, tiếng phổ thông chưa sõi nên việc dạy các em rất khó, đặc biệt môn toán cần phải tư duy và những phép tính nhanh nhưng các em hầu như chỉ nghe, còn hiểu thì chưa thể hiểu ngay một lúc. Khó khăn nhất không phải đường đi hay giảng dạy mà đó là việc “chiêu sinh” vào đầu mỗi năm học. Muốn học sinh tới được lớp thì việc đầu tiên là thuyết phục gia đình các em. Do nhà các em xa trường, nằm rải rác ở các điểm bản nên các thầy, cô muốn đến nhà học sinh thì phương tiện duy nhất là xe máy, có hôm trời mưa đi mất cả ngày đường, đến nơi quần áo nhuộm bùn đất từ đầu xuống chân. Tới nhà các em thì bố mẹ học sinh đi làm nương tối đêm mới về nên cứ cố đợi, đến khi thuyết phục được gia đình các em đồng ý cho đi học thì đã là nửa đêm.

Từ khi thực hiện Dự án SEQAP của Bộ Giáo dục – Đào tạo về hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh vùng khó khăn, các em được học 2 buổi/ngày, được ăn trưa tại trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong công tác dạy học. “SEQAP như hơi ấm truyền cho các em giữa những ngày đông lạnh giá; từ khi thực hiện SEQAP, tư duy cho con em đi học trong các bậc phụ huynh dân tộc đã thay đổi nhiều. Không chỉ có gia đình cho con đi học mà cả xã hội đều vào cuộc ủng hộ giúp học sinh những vùng khó khăn được đến lớp…” - cô giáo Phạm Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Nưa tâm sự.

Khi các bậc phụ huynh đã cho con em mình đến trường thì công việc còn lại của thầy cô là làm sao truyền đạt kiến thức đến các em một cách dễ hiểu và nhanh nhất. Theo cô giáo Bùi Ngọc Hòa, Trường Tiểu học Thanh Nưa thì các thầy cô giáo nơi đây vẫn cố gắng để làm sao soạn vào giáo án những ý hay, cách làm dễ hiểu nhất để ngày mai học sinh hiểu bài dễ hơn. Các thầy cô vẫn kiên trì để mang được cái chữ về với người dân nơi đây.

Là cấp tiểu học cho nên khi học sinh tới lớp chỉ đi người không nên các thầy, cô giáo tự bỏ ra ít lương của mình để mua bút, vở... cho các em, dạy các em từ những nét chữ đầu tiên. Một khó khăn nữa đối với giáo viên nơi đây đó là giảng bài, vì học sinh đều là người dân tộc Thái, dân tộc Mông nên việc truyền đạt cái chữ cho các học sinh vô cùng gian truân. Song, với sự quyết tâm, tình yêu nghề, các thầy, cô giáo đã dần vượt qua tất cả và truyền dạy cho biết bao thế hệ con em của xã.

Cũng theo cô giáo Hòa khi chưa có Dự án SEQAP các cô rất vất vả để duy trì sĩ số học sinh vì các em chỉ học 1 buổi/ngày và thường xuyên bỏ học. Về nhà các em mải phụ giúp việc nhà cho gia đình nên bỏ trễ việc ôn bài; nhiều học sinh khi đến lớp cô giáo hỏi bài đều không nhớ hoặc chưa làm bài tập. Từ khi thực hiện Dự án SEQAP ngoài buổi sáng học chính khóa, buổi chiều các thầy cô cho học sinh ôn luyện bài tập, làm bài tập ngay tại lớp giúp các em nhanh hiểu bài hơn; những bài tập khó các em nhờ thầy cô hướng dẫn cách làm…

SEQAP đã đã mang lại bộ mặt hoàn toàn mới cho giáo dục Thanh Nưa, các em được ăn trưa tại trường, được học tập trong môi trường tốt hơn, hiệu quả giáo dục đã tăng lên. Theo cô giáo Phạm Thị Hương Giang thì kết quả học tập của nhà trường đã thay đổi theo từng năm. Từ chỗ năm nào cũng có học sinh lưu ban, đến năm học 2014 – 2015 toàn trường có trên 300 học sinh theo học ở 5 cấp học, không có học sinh yếu kém phải ở lại lớp. Trên 70% học sinh có học lực khá giỏi, 100% học sinh có hạnh kiểm khá tốt.

“Chúng tôi rất mong Bộ Giáo dục – Đào tạo tiếp tục thực hiện Dự án SEQAP để tạo điều kiện cho học sinh vùng khó khăn được đến trường. Vì chỉ có sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội mới giúp các bậc phụ huynh thay đổi nhận thức và tiếp bước cho con em mình đến lớp. Hiệu quả thì các anh đã thấy, sự nghiệp trồng người của xã đã sang trang mới khi có dự án này”. - cô Giang cho biết thêm.

Vinh Duy
Bình luận
Back To Top