Giáo dụcKhoa học

Chuyển biến tích cực trong hoạt động khoa học và công nghệ

00:00 - Thứ Sáu, 30/01/2015 Lượt xem: 901 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Năm 2014, UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ (KH & CN) triển khai 48 đề tài, dự án; trong đó tiếp chi năm 2013 - 2014 là 29 danh mục và 19 danh mục mới của năm 2014. Các đề tài, dự án tiếp chi được triển khai theo tiến độ phê duyệt, trong đó danh mục nông - lâm nghiệp chiếm 43,75%.

Sở dĩ đề tài, dự án nông - lâm nghiệp chiếm đa phần trong các đề tài, dự án được tỉnh phê duyệt, theo ông Bạc Cầm Khuyên, Trưởng phòng kế hoạch quản lý khoa học Sở KH & CN tỉnh, là do: Điện Biên là tỉnh có diện tích đất nông, lâm nghiệp chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 111.749ha (chiếm 11,6% diện tích tự nhiên); đất sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp là 367.398ha (chiếm 38,5%) và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 670ha (chiếm 0,07%) diện tích tự nhiên của tỉnh. Cùng với đó, theo chỉ thị của Chính phủ các đề tài, dự án khoa học công nghệ cần tập trung ưu tiên vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, giúp người dân từng bước thoát nghèo bền vững.

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh kiểm tra mô hình rau an toàn, tại đội 8, xã Thanh Xương,huyện Điện Biên.

Để các đề tài, dự án khoa học đạt hiệu quả, phù hợp với thực tế của từng địa phương khi triển khai, Sở KH & CN đã nghiên cứu thúc đẩy việc đổi mới và chuyển giao dự án khoa học công nghệ phục vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua các chương trình hỗ trợ nông dân nâng cao năng suất, chất lượng. Trong 48 đề tài, dự án KH & CN cấp tỉnh, có nhiều dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi mang lại kết quả thiết thực, giúp người dân tăng thu nhập như: Dự án ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại các xã: Thanh Hưng, Sam Mứn, Thanh Xương (huyện Điện Biên). Dự án đã mang lại kết quả thiết thực, năng suất các loại cây trồng đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, tổng sản lượng của cả mô hình 1.021,0 tấn rau các loại an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP. Sau khi trừ các khoản chi phí, hiệu quả của dự án lãi được trên 1,7 tỷ đồng. Hay dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè rô phi đơn tính dòng GIFT trên hồ Thủy điện Sơn La, thị xã Mường Lay...

Về các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, an toàn bức xạ; hoạt động quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng của tỉnh có bước chuyển biến tích cực, có nhiều đổi mới, khắc phục những khó khăn, bám sát nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, triển khai kịp thời và thực hiện có hiệu quả kế hoạch nhiệm vụ giao trong năm, góp phần vào việc giúp nhiều doanh nghiệp đổi mới cơ chế quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước.

Bên cạnh đó, hoạt động sở hữu trí tuệ được Sở chủ động phối hợp với các sở, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các cá nhân, tổ chức: nhãn hiệu "Gạo hữu cơ Phùng Thiên"; nhãn hiệu "Hoàng Anh - Đá xây dựng và vận tải"; nhãn hiệu "Gạo hữu cơ Hải Điệp". Trong năm, Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn cho sản phẩm "Gạo Điện Biên"; Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh xét 11 sáng kiến của 4 cơ sở, đã có 6 sáng kiến được công nhận sáng kiến cấp tỉnh...

Cùng với đó, công tác thông tin tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về tiêu chuẩn đo lường – chất lượng kịp thời; việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến được Sở KH & CN hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008; công tác quản lý đo lường từng bước được củng cố và mở rộng. Trong năm đã kiểm định được 481 phương tiện các loại, đặc biệt, đã tiến hành kiểm định được 21.114 PTĐ; triển khai hoạt động phòng thử nghiệm theo hướng đáp ứng nhu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC17025:2005, bước đầu tiến hành thử nghiệm một số chỉ tiêu xác định hàm lượng tro trong thủy sản, độ ẩm trong thức ăn chăn nuôi và hàm lượng lưu huỳnh trong tổng xăng dầu; đánh giá độ ô nhiễm nước thải...

Nhìn chung, hoạt động KH & CN của tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực, bám sát các yêu cầu thực tiễn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Các hoạt động KH & CN gắn bó hơn với phát triển kinh tế - xã hội; nhiều đề tài, dự án được áp dụng vào sản xuất và đời sống người dân góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp. Công tác quản lý KH & CN từng bước được đổi mới góp phần thúc đẩy phát triển KH & CN của địa phương.

Bài, ảnh: Đặng Tuyết
Bình luận
Back To Top