Giáo dụcKhoa học

Lính gác Rừng

00:00 - Thứ Sáu, 06/02/2015 Lượt xem: 1148 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Được đánh giá là khu bảo tồn lớn của Việt Nam, Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có tổng diện tích khoảng 310.262ha, trong đó riêng vùng lõi là 45.581ha chạy qua địa phận 5 xã: Leng Su Sìn, Chung Chải, Sín Thầu, Nậm Kè và Mường Nhé. Với tính đa dạng sinh học cao và hệ sinh thái rừng phong phú, Khu Bảo tồn vẫn giữ được một số cánh rừng nguyên sinh cùng nhiều loại động vật quý hiếm, có loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Tham gia giữ gìn “lá phổi xanh” và hệ động, thực vật quý hiếm đó là những kiểm lâm “gác rừng” của Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.

Đường lên Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.

Nằm trải dài trên địa phận hàng chục xã ở huyện biên giới Mường Nhé nên mỗi chuyến tuần tra ở Khu Bảo tồn kéo dài cả tuần là chuyện thường! Trong câu chuyện kể về những năm tháng “gác rừng” tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, chúng tôi ấn tượng bởi chuyện của “người lính” gác rừng Diệp Văn Chính, Phó giám đốc Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Anh đã nhiều lần đi tuần cùng anh em kiểm lâm viên tại vùng lõi Khu Bảo tồn. Đó là những chuyến đi xuyên rừng kéo dài vài ngày, thậm chí cả tuần. “Đi tuần tra như vậy thì có đường đi hay phải luồn rừng hả anh?” - tôi tò mò hỏi. Trầm ngâm, anh Chính nói cứ như nhắc lại chuyện vừa mới hôm qua: “Đi trong vùng lõi của Khu Bảo tồn, đường mòn bị mất lối vì ít người qua lại. Phần lớn chặng đường là anh em tự vạch lối mà đi, phát cây mà bước. Có lần nước uống hết, lương thực hết, anh em phải chặt cây chuối rừng ăn thân lấy nước, ăn củ lấy no để tiếp tục hành trình”. Nói rồi anh Chính tủm tỉm, bảo: Nhớ nhất lần, chúng tôi đi tuần 4 ngày thì về đến bản Nậm Sa 2, xã Nậm Kè. Lúc ấy, thức ăn mang theo đã hết, anh em vừa mệt vừa đói lả nếu có mầm đá ăn chắc cũng ngon. Vậy mà lúc này ai cũng ngửi thấy mùi cá khô nướng thơm phức, cái đói càng cồn cào. Đói ngấu, anh em bảo nhau vào bản xin cơm nguội vậy nhưng cả bản chẳng nhà nào còn cơm!

Kể chuyện gác rừng, anh Chính bảo khó khăn nhất là tình trạng dân di cư tự do xâm lấn, phá rừng làm nương thậm chí ngay trong khu vực lõi của Khu Bảo tồn. “Nóng” nhất là thời điểm năm 2009 về trước khi chưa quy hoạch, xác định cắm mốc vị trí rừng. Năm 2009, anh mới tốt nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, về nhận công tác tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Khi ấy, Mường Nhé đang là “điểm đến” hấp dẫn của dân di cư tự do từ các tỉnh khác như: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Đắk Nông, Đắk Lắk... Họ đến sinh sống tại các xã vùng đệm của Khu Bảo tồn như: Nậm Kè, Leng Su Sìn, Sín Thầu, Chung Chải... Dân di cư chủ yếu muốn tìm đất sản xuất nên chuyện phá rừng làm nương dường như trở thành điều tất yếu! Lẽ đó mà vùng lõi của Khu Bảo tồn có nguy cơ bị xâm hại, bị dân di cư chặt phá làm nương. Trong khi đó, càng vào những tháng cuối năm, người dân di cư vào càng nhiều nên hầu như ngày nào lực lượng kiểm lâm viên, và cả Ban giám đốc cũng phải tiến hành tuần tra gắt gao. Địa bàn rộng, lực lượng kiểm lâm viên ít, khi ấy chưa có nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, nên chưa thu hút được các nhóm cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ, quản lý rừng. Vì vậy, anh em trong Ban không khỏi lo lắng, sốt sình sịch... chuyện giữ rừng. Vừa đi tuần về chưa kịp nghỉ ngơi đã nghe thông tin chỗ này, chỗ kia báo dân di cư đang phá rừng làm nương. Vậy là anh em lại thay phiên nhau lên đường, kiểm tra từng khoảnh, từng khu. Có chỗ buổi chiều tuần tra qua vẫn còn rừng mà tới sáng hôm sau thì cả cánh rừng đã bị dân di cư “trảm” để lấy đất làm nương. Cũng từ tác động của dân di cư tự do, nhiều cánh rừng ở vùng đệm, vùng lõi của Khu Bảo tồn đã bị “hóa kiếp”. Đó là điều xót xa của những người gác rừng!

Tuần tra bảo vệ rừng trong vùng lõi Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Ảnh: HOÀNG CHÂU

Trong mạch câu chuyện của những người lính gác rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, thì: Để giữ vững được Khu Bảo tồn như ngày hôm nay, lực lượng kiểm lâm đã rất vất vả. Điều chưa thể hết lo là hiện nay, trong vùng lõi của Khu Bảo tồn vẫn còn 10 hộ dân tộc Mông sinh sống. Ban Giám đốc và chính quyền xã Chung Chải đã và đang tích cực tuyên truyền, vận động các hộ chuyển ra khỏi vùng lõi của Khu Bảo tồn. Mặc dù chính quyền địa phương đã bố trí các hộ này chuyển về xã Nậm Kè theo chủ trương sắp xếp, ổn định dân cư của Đề án 79 nhưng họ vẫn chưa chuyển đi. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ rừng ở khu vực này càng phải siết chặt hơn.

Qua thống kê, khảo sát năm 2006, Khu Bảo tồn có gần 300 loài động vât, nhiều loài có tên trong sách đỏ.

Không chỉ có diện tích rộng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có địa hình phức tạp, độ dốc cao, nhiều đoạn không có đường, chỉ có thể phát cây tìm lối thậm chí bò theo vách đá, bám vào rễ cây mà đi. Cuối năm 2009 công tác quy hoạch, phân định, cắm mốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé được hoàn thành, là cơ sở để việc quản lý rừng được chặt chẽ hơn. Theo đó, đã xác định 124 mốc, 90 biển báo, 34 bảng nội quy với tổng chiều dài ranh giới của Khu Bảo tồn lên tới 119,64km. Rộng, dài và địa hình phức tạp là vậy nhưng hiện nay, lực lượng kiểm lâm viên của Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có tất thảy 11 người. Để có thể "gác" được những cánh rừng khổng lồ ấy, Ban Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã tìm các giải pháp phù hợp. Trong đó, cử 5 kiểm lâm viên cắm 5 xã phối hợp cùng nhóm cộng đồng là người dân bản địa nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng theo quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Chính vì vậy, lực lượng tuần tra, gác rừng Khu Bảo tồn được bổ sung. Lịch tuần tra, tần suất kiểm tra tại các điểm “nóng” về vi phạm quản lý bảo vệ rừng cũng dày hơn với sự tham gia của cán bộ kiểm lâm và cộng đồng dân cư. Nhẩm tính, mỗi tháng các anh đều đảm bảo tổ chức từ 5 - 6 lượt tuần tra nhằm kiểm soát chặt, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng, hành vi vi phạm, đặc biệt là việc khai thác lâm sản tại vùng lõi Khu Bảo tồn. Có sự tham gia của cộng đồng và sự tăng cường tuyên truyền, phổ biến cũng như xử lý nghiêm các vi phạm nên tình trạng khai thác lâm sản phụ ở Khu Bảo tồn giảm hẳn. Đặc biệt, nạn khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng làm nương đã hạn chế rất nhiều.

Bằng tình yêu, gắn bó với rừng, những người lính làm nhiệm vụ “gác rừng” ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã và đang giữ nguyên “lá phổi xanh”, cân bằng môi trường sinh thái.r

Trần Hương - Gia Huy
Bình luận
Back To Top