Giáo dụcKhoa học

Có thể xử lý hình sự vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã

00:00 - Thứ Hai, 13/04/2015 Lượt xem: 1093 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) đã có công văn yêu cầu chi cục kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác xử lý vi phạm đối với động vật hoang dã.

Trong thời gian qua, tình hình săn bắn, bẫy bắt, mua bán, kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ các loài động vật hoang dã trái phép trên nhiều tỉnh, thành phố diễn biến phức tạp, dư luận phản ánh việc xử lý vi phạm đối với động vật hoang dã còn chưa nghiêm theo quy định pháp luật làm hạn chế tính răn đe, phòng ngừa vi phạm. Trước thực trạng đó, Cục Kiểm lâm đề nghị chi cục kiểm lâm các địa phương xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, đúng quy định tại Nghị định 157 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, đối với các hành vi vi phạm về động vật rừng. Đối với hành vi vi phạm về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, hiếm "được ưu tiên bảo vệ", thì tổ chức điều tra, xác minh và xử lý nghiêm theo đúng quy định tại Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, việc xử lý tang vật là động vật rừng sau tịch thu của các vụ xử phạt vi phạm hành chính phải bảo đảm đúng quy định tại Thông tư số 90 ban hành ngày 28-8-2008 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau xử lý tịch thu.

Theo HNM
Bình luận
Back To Top