Giáo dụcKhoa học

Công nghệ lò đốt góp phần xử lý hiệu quả rác thải nông thôn

00:00 - Thứ Sáu, 05/06/2015 Lượt xem: 807 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn, trong khi chưa có biện pháp xử lý triệt để nên ở nhiều nơi tình trạng xả rác ra môi trường theo thói quen còn hiện hữu khắp nơi, đặc biệt là tại những vị trí không thuộc của gia đình mình quản lý.

Trước thực trạng trên, cuối năm 2014 huyện Mường Ảng – địa phương đầu tiên trong tỉnh đầu tư mua 1 lò đốt rác công nghệ hiện đại của Nhật Bản với tổng kinh phí 4,5 tỷ đồng (bao gồm cả lò và nhà xưởng) thực hiện xử lý rác thải trên địa bàn. Thiết bị này được đưa lên hoạt động tại bãi rác khổng lồ trên đỉnh đèo Tằng Quái. Sau hơn 1 tháng hoạt động liên tục, bãi rác tồn tại khoảng 20 năm được xử lý xong, lớp rác dày từ 2 - 3m trên bề mặt khoảng 200 tấn được tiêu hủy hoàn toàn. Lượng rác còn lại đã qua thời gian đã bị phân hủy, chính quyền địa phương huy động nhân dân trồng cây xanh tạo không khí trong lành. Sau khi xử lý xong rác thải ở khu vực trên, lò đốt rác được chuyển đến khu vực bản Noong Háng, xã Ẳng Cang để hoạt động cố định với lò đốt và khu phân loại rác. Cơ sở xử lý rác có 3 công nhân làm việc (1 công nhân vận hành lò và 2 công nhân phân loại rác). Rác vô cơ được chuyển vào lò đốt; rác hữu cơ được đưa vào bể ủ men vi sinh làm phân vi sinh, cung cấp cho các gia đình trồng cà phê trên địa bàn. Các loại rác thải rắn (gạch, gốm sứ, thủy tinh…) được chôn lấp quanh khu vực xử lý rác. Để rác thải được thu gom kịp thời, đội xử lý rác của thị trấn Mường Ảng có 7 - 8 người làm nhiệm vụ thu gom rác thải trong thị trấn, phân loại rác. Trung bình mỗi ngày có từ 3 - 3,5 tấn rác thải của trung tâm huyện Mường Ảng và các khu vực lân cận được thu gom về và xử lý ngay trong ngày, hạn chế thấp nhất tình trạng rác thải bốc mùi xú uế, gây ô nhiễm môi trường.

Bãi rác huyện Mường Ảng, điểm nóng về ô nhiễm môi trường đã được giải quyết nhờ công nghệ lò đốt. Trong ảnh: Công nhân vận hành lò đốt rác. Ảnh: C.T.V

Trên thực tế do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh ta vẫn đang còn tồn tại nhiều hạn chế, như: Tỷ lệ thu gom rác thải ở khu vực nông thôn còn thấp; trong đó rác thải ở khu vực sản xuất nông nghiệp hầu như chưa được thu gom, xử lý. Việc quy hoạch và đầu tư, bố trí các điểm tập kết, trung chuyển rác thải ở khu vực nông thôn chưa được triển khai đồng bộ. Phần lớn các địa phương chưa có mô hình quản lý, thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý rác thải phù hợp; phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển còn thiếu, chủ yếu là phương tiện thủ công… Trước thực trạng này, thời gian tới tỉnh sẽ triển khai đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, xử lý rác thải ở khu vực nông thôn nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm, bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển các mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải ở khu vực nông thôn thông qua việc thành lập các công ty, hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường do địa phương quản lý. Tại các huyện, thị xã, thành phố phải có ít nhất 1 bãi rác hoặc khu xử lý rác tập trung hợp vệ sinh…

Gia Linh
Bình luận
Back To Top