Giáo dụcKhoa học

Bóng chuyền nam Việt Nam: Nhiều nỗi ưu tư

00:00 - Thứ Tư, 20/01/2016 Lượt xem: 1735 In bài viết
Khi thời gian khép lại năm đã cận kề, bóng chuyền nam Việt Nam nói riêng rất sôi động thị trường chuyển nhượng. Tuy nhiên, tưởng là vậy nhưng có nhiều VĐV vẫn đang gặp ưu tư nỗi niềm chưa thể toại nguyện được.

Có “bom tấn” tập 2?

Theo tìm hiểu, các cầu thủ thuộc quản lý của đội bóng nam Đức Long Gia Lai rất muốn tìm nơi thi đấu mới. Đội bóng này đã thông báo giải thể. Đồng nghĩa, dù không muốn nhưng cầu thủ phải tìm hướng ra đi để đảm bảo cuộc sống. Mới nhất, libero Nguyễn Văn Sang đã được giải phóng hợp đồng và gia nhập Becamex Quân đoàn 4. Cầu thủ Thiện Mến thì về Trường đại học TDTT TPHCM.

Trường hợp khúc mắc lớn lúc này lại nằm ở trường hợp chủ công Nguyễn Văn Hạnh. Có thông tin cho rằng, Nguyễn Văn Hạnh đã về với đội bóng chuyền nam Hà Tĩnh (thăng hạng chơi giải VĐQG 2016). Cầu thủ này khẳng định tới lúc này chưa ký hợp đồng nào với CLB Hà Tĩnh. Đúng là Hà Tĩnh có đánh tiếng muốn đưa Hạnh về thi đấu. Thế nhưng, đơn vị chủ quản hiện tại của Hạnh là Đức Long Gia Lai yêu cầu phải có chi phí chuyển nhượng thì mới giải phóng hợp đồng cho cầu thủ. Mức phí mà phía Đức Long Gia Lai muốn không dưới 1 tỷ 350 triệu đồng.

Chủ công Nguyễn Văn Hạnh (10) rơi vào thế kẹt dù đội bóng đã giải thể.

Còn nhớ khi Đức Long Gia Lai chi trả hợp đồng cho Tràng An Ninh Bình để giải phóng hợp đồng chủ công Nguyễn Hữu Hà thì mức phí trên đã được bỏ ra. Tới giờ, chi phí trên vẫn là mức hợp đồng “bom tấn” lớn nhất trong làng bóng chuyền nam Việt Nam. Việc đòi chi phí hợp đồng là do quyền của đơn vị chủ quản VĐV. Bởi lẽ, VĐV như Hạnh vẫn còn hợp đồng với Đức Long Gia Lai nên đang dở dang phải phụ thuộc vào chủ quản. Bây giờ, mức phí giải phóng hợp đồng của Hạnh được đưa mức 1 tỷ 350 nếu thành công tiếp tục là “bom tấn”.

Không ai muốn nghĩ tới nhưng nếu không giải quyết được các chi phí thì vô hình trung, Nguyễn Văn Hạnh sẽ phải ngồi không vì không được giải phóng hợp đồng. Năm 2011, Hạnh là cầu thủ mà Đức Long Gia Lai phải ra hầu tòa cùng CLB Tràng An Ninh Bình để đưa về. Bây giờ, cầu thủ lại dở khóc dở cười với đơn vị chủ quản. Tâm tư nguyện vọng của cầu thủ (trong quãng thời gian vẫn thi đấu được) là tìm nơi mới do đơn vị cũ không hoạt động. Hợp đồng của Hạnh đến với CLB Hà Tĩnh thực hiện được hay không lại đang chờ sự thương thảo giữa quản lý đôi bên.

Thùng thuốc chờ “nổ”

Cái tên được chú ý nhất trong thị trường chuyển nhượng bóng chuyền nam Việt Nam lúc này là chủ công Từ Thanh Thuận. Cuối tháng 12 năm ngoái, Thanh Thuận đã hết hợp đồng cùng đơn vị Vĩnh Long. Lúc này, Thanh Thuận vẫn chưa rõ sẽ góp mặt ở đội bóng nào tại giải VĐQG 2016. Phía Vĩnh Long đang tìm cách thương thảo để níu kéo Thuận ở lại với địa phương. Tuy nhiên, một cầu thủ mới 24 tuổi như Thuận thì việc phát triển chuyên môn là trên hết nên rất muốn tìm cơ hội mới trong những đội bóng mới.

Hiện tại, ít nhất có 3 CLB sẵn sàng mời Từ Thanh Thuận về thi đấu là Sanest Khánh Hòa, Maseco TPHCM và Tràng An Ninh Bình. Đây là các CLB có sự hậu thuẫn kinh tế ổn định vào lúc này nên họ chấp nhận trả chi phí cao cùng mức lương phù hợp để Từ Thanh Thuận về thi đấu. “Tôi vẫn chưa quyết định gia nhập đội bóng nào. Tôi với đơn vị Vĩnh Long sẽ phải giải quyết xong các thủ tục thì mới tính tới việc ký kết cùng CLB khác”, Từ Thanh Thuận chia sẻ trong ngày 18-1. Kể từ khi được phát hiện và thành danh cùng đội bóng quên hương Vĩnh Long rồi ĐTQG, Từ Thanh Thuận được gọi bằng cái tên trìu mến là “thùng thuốc súng”. Bất kỳ đội bóng nào cũng muốn có Thanh Thuận thi đấu vì chuyên môn VĐV phù hợp. Thế nhưng Thuận khẳng định, ước muốn của mình là phát triển sự nghiệp nên có môi trường tốt thì gật đầu gia nhập chứ không nề hà.

 Chủ công đội tuyển nhận lương 2,5 triệu đồng/tháng

Lê Quang Khánh là VĐV của bóng chuyền nam Long An và ĐTQG. Không giấu giếm, cầu thủ này chia sẻ rằng mình là người con Long An chẳng muốn ra đi nhưng hiện tại mức lương chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng nên rất khó xoay xở. Báo giới đã đăng tải nhiều về câu chuyện này nhưng hiện cũng chưa có thay đổi gì. Với năng lực hiện tại, Khánh chắc chắn được nhiều CLB mời về thi đấu. Thế nhưng, do ràng buộc là người biên chế của Sở VH-TT-DL Long An, VĐV từng đề đạt ý kiến muốn ra đi nhưng một số cầu thủ của đội nam Long An không được chấp nhận. Chính ở việc VĐV không được đảm bảo về mức thu nhập như vậy nên tâm trạng chung của các VĐV đều rất chán. Bóng chuyền nam Long An từng là đơn vị được cả nước nhìn vào với đội hình trẻ và VĐV tuyến 1 đồng đều. Tiếc rằng, tiền ít, VĐV muốn nỗ lực cũng rất khó.

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top