Giáo dụcKhoa học

Quét võng mạc để xác định chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ

15:48 - Thứ Ba, 16/03/2021 Lượt xem: 12037 In bài viết

Một nhà khoa học Hồng Kông (Trung Quốc) đã phát triển phương pháp sử dụng máy học và trí tuệ nhân tạo để quét võng mạc của trẻ em dưới 6 tuổi nhằm phát hiện sớm bệnh tự kỷ hoặc nguy cơ mắc bệnh tự kỷ với hy vọng sẽ phát triển thành sản phẩm thương mại trong năm nay.

Giáo sư Benny Zee, Đại học Hồng Kông, Trung Quốc thử nghiệm máy quét võng mạc nhằm phát hiện chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em. Ảnh: Reuters.

Giáo sư Benny Zee, Đại học Hồng Kông cho biết, quét võng mạc mắt có thể giúp cải thiện kết quả phát hiện và điều trị sớm cho trẻ em.

“Tầm quan trọng của việc bắt đầu can thiệp sớm là trẻ em vẫn đang lớn và đang phát triển. Vì vậy, có cơ hội thành công lớn hơn”, ông Zee nói.

Phát hiện của ông Zee đã được công bố trên EClinicalMedicine, một tạp chí y khoa được bình duyệt.

Phương pháp của ông sử dụng một máy ảnh có độ phân giải cao với phần mềm máy tính để phân tích sự kết hợp của các lớp sợi và mạch máu trong mắt.

Giáo sư Zee. cho biết công nghệ này có thể được sử dụng để xác định trẻ em có nguy cơ mắc chứng tự kỷ và đưa chúng vào các chương trình điều trị sớm hơn.

70 trẻ em đã được kiểm tra bằng cách sử dụng công nghệ, trong đó có 46 trẻ mắc chứng tự kỷ và 24 trẻ thuộc nhóm đối chứng. Công nghệ này có thể xác định chính xác 95,7% trẻ em mắc chứng tự kỷ. Độ tuổi trung bình được kiểm tra là 13, trẻ bé nhất là sáu tuổi.

Các chuyên gia về chứng tự kỷ hoan nghênh phát hiện của ông nhưng cho biết vẫn còn một sự kỳ thị lớn, các bậc cha mẹ thường miễn cưỡng khi biết con mình mắc chứng tự kỷ ngay cả khi có những dấu hiệu rõ ràng.

Tiến sĩ Caleb Knight, người điều hành một trung tâm trị liệu tự kỷ tư nhân, cho biết: “Nhiều bậc cha mẹ ban đầu sẽ từ chối. Một xét nghiệm y tế hoặc dấu hiệu sinh học rõ ràng như thế này có thể tạo điều kiện cho cha mẹ không từ chối được nữa và do đó đứa trẻ sẽ được điều trị nhanh chóng hơn".

Giáo sư Zee nói với Reuters rằng ông muốn nghiên cứu của mình được cấp phép để trở thành một công cụ bổ sung cho việc đánh giá của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

P.V (Theo Nhân Dân)
Bình luận
Back To Top