Xăng, dầu giảm giá, hàng hóa không

00:00 - Thứ Sáu, 02/01/2015 Lượt xem: 1042 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Trong năm 2014, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm tới 13 lần. Những tỉnh thuộc vùng 2 như Điện Biên, tính đến lần giảm cuối giá xăng RON 92 còn 18.230 đồng/lít; dầu điêzen còn 17.320 đồng/lít (thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây). Như vậy trong năm qua, 2 loại nhiên liệu chủ yếu dùng cho các phương tiện vận tải là xăng và dầu Điêzen đã giảm lần lượt là 7.760 đồng/lít và 5.830 đồng/lít. Khi giá xăng, dầu tăng kéo theo giá các mặt hàng đồng loạt tăng, vậy khi giá xăng dầu giảm liệu giá hàng hóa có giảm?

“Không giảm hoặc chưa giảm”

Đó là câu trả lời của tất cả chủ doanh nghiệp, đại lý kinh doanh hàng hóa trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ khi được hỏi giá cả hàng hóa có giảm khi xăng, dầu đã giảm? Anh Hoàng Bá Duy, Quản lý Siêu thị Hoa Ba cho biết: Vừa qua, giá xăng dầu giảm nhưng cho đến thời điểm này, giá các mặt hàng trong siêu thị vẫn giữ nguyên bởi giá cước vận chuyển không giảm. Hoa Ba là siêu thị cung cấp hàng hóa lớn trên địa bàn, hợp đồng ký kết với các đơn vị vận tải được áp dụng theo năm và không có điều khoản nào trong đó quy định giá xăng dầu giảm cước vận chuyển phải giảm theo. Thứ hai, nhiều mặt hàng doanh nghiệp nhập trực tiếp từ gốc nhưng các nhà cung cấp này không hề giảm giá xuất. Người quản lý siêu thị Hoa Ba cũng cho biết, các mặt hàng trong siêu thị cơ bản giá thấp hơn các cửa hàng nhỏ lẻ bên ngoài, nếu tự động giảm giá sẽ ảnh hưởng đến hạch toán cân đối chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu giá cước giảm, chắc chắn chúng tôi sẽ có chính sách điều chỉnh, giảm giá.   

Tại thời điểm này, xăng dầu giảm giá nhiều nhưng hàng hóa ở Siêu thị Hoa Ba vẫn giữ giá.

Khảo sát tại một số đại lý hàng hóa trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và khu vực chợ Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, các mặt hàng phải vận chuyển từ các tỉnh vùng xuôi lên như: nhu yếu phẩm, bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá, hàng khô vẫn giữ ở mức ổn định. Bánh Hải Hà có giá 18.000 đồng/hộp, thuốc lá Thăng Long 75.000 đồng/cây, nước Yến 140.000 đồng/thùng, bia Hà Nội (loại Chúc mừng năm mới) 190.000 đồng/thùng, bia Heiniken 330.000 đồng/thùng... Nhưng theo một chủ đại lý, đây chỉ là giá tại thời điểm này, đến áp Tết nguyên đán chắc chắn giá cả nhiều mặt hàng sẽ tăng, bất chấp nhu cầu mua sắm của người dân cao hay thấp. Bởi theo quy luật bất thành văn của thị trường cuối năm, giá tăng không chỉ làm tăng lợi nhuận mà còn nhằm kích cầu, đánh vào tâm lý chấp nhận người tiêu dùng là “mua hàng Tết là phải đắt và đắt thì mới tốt”. Vì vậy, người tiêu dùng không nên mong đợi một mức giá thấp của hàng hóa trong dịp Tết năm nay.

Dạo qua các chợ, chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi sự thờ ơ của người bán hàng với việc giá xăng, dầu giảm. Với họ, xăng dầu giảm dường như không tác động gì đến giá hàng hóa của họ. Thậm chí giá một số loại rau còn tăng đột biến với lý do đợt rét đậm vừa qua tác động đến sự sinh trưởng, phát triển.

Chỉ giảm ở tầm vĩ mô

Thông tin từ cơ quan chức năng, ông Bùi Đức Hạnh, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 1, TP. Điện Biên Phủ cho biết: Đồng ý rằng giá cước vận chuyển chỉ chiếm một phần trong cơ cấu giá thành sản phẩm bán ra, xăng dầu giảm như hiện nay sẽ tiết kiệm được một phần chi phí. Với mức giảm này, chi phí vận chuyển từ các đầu mối về đại lý, nhà cung cấp giảm khoảng 30%, vì vậy hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng ít nhiều cũng phải được giảm giá. Nhưng điều này cũng chỉ là tương đối, người bán có vô vàn lý do như yếu tố thời vụ làm giá hàng hóa tăng, thời điểm nhập hàng giá xăng chưa giảm, sức mua yếu nên phải giữ giá để ổn định lợi nhuận...

Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị các bộ, ngành địa phương phối hợp để kiểm tra việc kê khai giá cước vận tải. Tuy nhiên, công văn này mới chỉ đề nghị kiểm tra giá cước vận chuyển bằng ô tô, trong khi việc kiểm soát giá cả hàng hóa chịu tác động từ chi phí vận chuyển ngoài thị trường lại chưa có quy định cụ thể. Về nguyên tắc, giá hàng hóa lưu thông trên thị trường được định đoạt bằng yếu tố cung cầu, tức là do thị trường quyết định. Đến nay, chỉ các mặt hàng chính sách, có sự điều chỉnh, bình ổn giá trực tiếp của Nhà nước như: Sữa, gas hay chính xăng, dầu mới có các cơ chế giảm giá. Các loại hàng hóa còn lại rất khó để doanh nghiệp tự động giảm giá. Hàng tiêu dùng thì do đã gần Tết, giá cước không giảm, hàng tồn kho...; vật liệu xây dựng vẫn tăng giá bởi các cơ quan chức năng siết chặt quy định kiểm soát trọng tải phương tiện vận chuyển. Chung quy, nếu có giảm giá thì hiện nay chỉ là giảm tại thị trường mang tầm vĩ mô giữa các quốc gia, với tổng giá trị hàng hóa lớn. Còn tại các thị trường vùng 2 như Điện Biên thì vẫn phải chờ!

Phạm Dương
Bình luận
Back To Top