Chủ động chống rét cho gia súc

00:00 - Thứ Hai, 05/01/2015 Lượt xem: 1137 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Nhiều mùa đông qua, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra tình trạng gia súc chết vì rét, vì thiếu đói. Đó là kết quả của sự chuyển biến tích cực trong ý thức người chăn nuôi từ khâu chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc…

Nông dân xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên) hun trấu sưởi ấm cho gia súc khi nhiệt độ xuống thấp.

Bà Cao Thị Tuyết Lan, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đảm bảo cho đàn gia súc khỏe mạnh, phát triển ổn định, không bị đói rét trong mùa đông, trước khi chuyển mùa, ngành đã chỉ đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện; phòng Kinh tế thị xã, thành phố trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động song song với việc hướng dẫn người dân làm chuồng trại nuôi nhốt, không thả rông gia súc, đặc biệt là chú trọng công tác tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh, các biện pháp chăm sóc gia súc trong mùa đông để tăng khả năng kháng bệnh cho đàn gia súc. Qua kiểm tra công tác phòng chống đói, rét cho gia súc trong mùa đông vừa qua tại các huyện: Nậm Pồ, Mường Chà, Điện Biên… cho thấy: Cơ bản cơ quan chuyên môn cùng chính quyền cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chủ động nguồn thức ăn khô, thức ăn tinh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh khu vực chăn nuôi gia súc, không còn phổ biến tình trạng chăn thả rông khi nhiệt độ xuống thấp. Ý thức của người nông dân chăm sóc “đầu cơ nghiệp” có chuyển biến tích cực, nhất là đối với xã vùng ngoài, vùng đặc biệt khó khăn. Kiểm tra trực tiếp tại xã Chà Tở, Nà Hỳ (huyện Nậm Pồ) bà Cao Thị Tuyết Lan đánh giá: Công tác chăm sóc, phòng chống đói rét cho đàn gia súc trong mùa đông có sự chuyển biến tích cực khi nông dân tại địa bàn 2 xã nói trên không chỉ chủ động dự trữ rơm rạ bằng cách đánh đống tập trung; thân ngô khô được bó buộc cẩn thận xếp dưới gầm sàn mà nhiều hộ được hỗ trợ con giống theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, Chương trình 135/CP đã tích cực trồng và chăm sóc cỏ voi làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông.

Tại huyện Điện Biên - địa phương có tổng đàn trâu, bò khá lớn với trên 37.400 con (trong đó hơn 24.300 con trâu), tập trung ở các xã vùng ngoài: Mường Lói, Mường Nhà, Mường Phăng, Nà Nhạn, Nà Tấu… Để đảm bảo tốc độ tăng đàn gia súc từ 3 - 5% theo kế hoạch giao trong năm 2014, không chỉ chú trọng phòng chống dịch mà công tác chăm sóc gia súc trong mùa đông được bà con đặc biệt chú trọng. Ông Trần Đình Tửu, Trưởng trạm Thú y huyện Điện Biên cho biết: Cán bộ đơn vị chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc, vệ sinh phòng dịch bệnh, nhất là kiến thức phòng bệnh; chuẩn bị nguồn thức ăn dự trữ cho đàn gia súc trong mùa đông. Nhờ đó, tốc độ tăng đàn trong năm khá đảm bảo, từ đầu mùa đông đến nay chưa xảy ra hiện tượng trâu, bò chết vì rét, thiếu đói. Nông dân các xã vùng ngoài, như: Mường Nhà, Mường Lói, Na Tông, Phu Luông… đã chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc chủ yếu là rơm rạ sau mùa gặt và chú trọng chăm sóc đàn gia súc làm chuồng trại kín gió về mùa đông, thoáng về mùa hè, không chăn thả gia súc khi nhiệt độ xuống thấp. Vừa qua, có những ngày, nhất là sáng sớm và ban đêm nhiệt độ xuống thấp dưới 100C nhưng đàn gia súc trên địa bàn huyện sức khỏe khá đảm bảo.

Dự báo trong thời gian tới, thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm rét hại thường xảy ra làm giảm sức đề kháng của đàn gia súc, gia cầm; các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm dịp cuối năm tăng mạnh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015; nhiều loại mầm bệnh nguy hiểm vẫn tồn tại và lưu hành trên đàn gia súc, gia cầm chờ điều kiện thuận lợi để bùng phát thành dịch lớn, gây tác động xấu đến sản xuất chăn nuôi của các hộ dân, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Cuối tháng 12 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 14 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đói rét cho gia súc, gia cầm trên địa bàn. Công tác giám sát dịch bệnh động vật trên địa bàn, nhằm phát hiện, báo cáo kịp thời và triển khai các biện pháp khống chế, dập tắt dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng, hạn chế tối đa dịch bệnh lây sang người cũng được các cấp, ngành đặc biệt chú trọng. Cơ quan chức năng cũng tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi, đồng thời khuyến cáo người dân khi phát hiện gia súc, gia cầm chết không rõ nguyên nhân, gia súc nghi mắc dịch bệnh nguy hiểm, phải báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y, không được tự ý giết mổ, ăn thịt, vận chuyển, tiêu thụ động vật chết, mắc bệnh.

Bài, ảnh: Gia Kiệt
Bình luận
Back To Top