Đưa vào khai thác cụm dự án trọng điểm quốc gia

00:00 - Thứ Hai, 05/01/2015 Lượt xem: 946 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Việc hoàn thành, đưa vào khai thác cụm dự án trọng điểm quốc gia (gồm Nhà ga hành khách T2 Nội Bài, cầu Nhật Tân và đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội cả nước và của Thủ đô Hà Nội.

Sáng 4/1, Bộ Giao thông vận tải trang trọng tổ chức Lễ khánh thành Nhà ga hành khách T2 Nội Bài, đường và cầu Nhật Tân tạo thành hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo bộ mặt mới cho cửa ngõ Thủ đô cũng như của Việt Nam.

Khánh thành Cầu Nhật Tân, đường nối từ Sân bay Nội Bài đến Cầu Nhật Tân.

Tới dự Lễ khánh thành có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, các Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Vũ Văn Ninh, đại diện Chính phủ Nhật Bản - ông Akihiro Ohta, Bộ trưởng Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, lãnh đạo các Bộ, ngành, các địa phương.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam phát lệnh khánh thành các dự án, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao việc hoàn thành, đưa vào khai thác cụm dự án trọng điểm quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội cả nước nói chung và TP. Hà Nội nói riêng; cảm ơn sự hợp tác, ủng hộ của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã cung cấp nguồn vốn ODA cho cụm dự án, xây dựng thêm một dự án biểu tượng của tình hữu nghị giữa 2 đất nước.

Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao chủ đầu tư, các nhà thầu Nhật Bản và trong nước đã nỗ lực, vượt nhiều khó khăn từ khi khởi động để đưa các dự án về đích, xây dựng lên một công trình có quy mô liên hợp, hiện đại, giảm tải và rút ngắn thời gian kết nối nội đô Hà Nội.

Cụm dự án đem lại năng lực mới cho ngành vận tải Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ mà Đảng, Chính phủ đã đề ra.

Để phát huy công năng cụm dự án, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu chủ đầu tư, tổng thầu phối hợp với địa phương tiếp tục tổ chức, vận hành an toàn, hiệu quả các công trình, các hạng mục, trang thiết bị liên quan, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo hình ảnh thân thiện, mến khách, đảm bảo sự hài lòng của hành khách quốc tế, trong nước và của người dân.

Dự án  Nhà ga T2 khởi công tháng 12/2011, sau 3 năm thi công đã hoàn thành đúng tiến độ. Dự án đi vào hoạt động sẽ khắc phục được tình trạng quá tải nghiêm trọng trong thời gian qua tại nhà ga T1, đảm bảo lưu lượng vận chuyển hiện tại cũng như trong tương lai, khắc phục được những hạn chế trong quản lý và khai thác, tạo ra sự phối hợp hoạt động đồng bộ, hiệu quả giữa cảng Nội Bài và các cơ quan quản lý, các hãng hàng không, bảo đảm chất lượng phục vụ thuận tiện cho hành khách.

Với diện tích sàn 139.000 m2, 4 tầng, 96 quầy thủ tục, 6 băng tải trả hành lý, 8 quầy thủ tục hải quan, 17 cửa ra tàu bay, nhà ga T2 có khả năng mỗi ngày phục vụ 30.000 hành khách với 230 lượt cất cách, tính chung đạt 10 triệu HK/năm từ nay đến 2020 và 15 triệu HK/năm giai đoạn từ 2020-2030.

Cùng với Nhà ga còn có Nhà khách VIP với sân nghi lễ hơn 2.000 m2 để thực hiện các nghi lễ đón tiếp trang trọng khi có đoàn khách quốc tế cấp cao đến thăm.

Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn 2 đầu cầu có tổng mức đầu tư khoảng 13,6 ngàn tỷ đồng.

Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn 2 đầu cầu có tổng mức đầu tư khoảng 13,6 ngàn tỷ đồng. Tổng chiều dài dự án 8,9 km với phần chính là cầu dây văng 5 trụ tháp với tổng chiều dài 1.500m, là công trình dây văng nhiều nhịp đầu tiên tại Việt Nam. Dự án có 3 nút giao kết nối với đường 5 kéo dài và được đánh giá là một trong những cây cầu áp dụng công nghệ mới, hiện đại của thế giới.

Dự án đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư 6,7 ngàn tỷ đồng, tổng chiều dài tuyến 12,1km theo tiêu chuẩn đường phố chính chủ yếu, vận tốc thiết kế 80 km/h có thể đáp ứng yêu cầu tăng lưu lượng của sân bay mới cũng như hoàn thiện hệ thống trục chính theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Để kỷ niệm sự kiện trọng đại này, TP. Hà Nội đã quyết định đặt tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho tuyến đường quy mô mới này./.

Theo CP.vn
Bình luận
Back To Top