Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi dê tập trung tại Mường Báng

00:00 - Thứ Năm, 08/01/2015 Lượt xem: 1770 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Cùng với những loại gia súc, gia cầm quen thuộc, những năm gần đây, dê là loại vật nuôi được nhiều hộ dân thôn Kể Cải, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa đầu tư phát triển. Để nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng và để loại gia súc này trở thành hàng hóa giúp người dân giảm nghèo, Tổ hợp tác chăn nuôi dê tập trung đã được thành lập, làm nơi chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau chăm sóc, bảo vệ đàn dê cho các hộ dân trong bản.

Tổ hợp tác nuôi dê tập trung thôn Kể Cải được thành lập từ tháng 3/2014 dưới sự hỗ trợ của Hội Nông dân huyện Tủa Chùa và Hội Nông dân xã Mường Báng. Ban đầu có 10 hộ gia đình tham gia với 54 con. Trong đó, 12 con được Dự án giảm nghèo hỗ trợ. Các hộ dân trong tổ hầu hết đều đã từng nuôi dê, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc. Tổ hoạt động theo hình thức các hộ nuôi riêng nhưng có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ đàn dê, giúp nhau chăn thả. Cán bộ Hội Nông dân thường xuyên quan tâm, hướng dẫn người dân cách làm chuồng trại, chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho dê. Anh Hờ A Sang, Tổ trưởng Tổ hợp tác, cho biết: Vài năm gần đây, một số hộ dân trong thôn đã đầu tư nuôi dê. Nhưng hộ nào chỉ biết nhà hộ ấy. Việc chăn thả thường không có người trông, dê tự đi, tự về. Vì vậy, đôi khi xảy ra tình trạng mất mát, thất lạc. Có tổ hợp tác, các hộ dân có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong việc bảo vệ, trông nom đàn dê trong quá trình chăn thả. Khi thấy dê có biểu hiện bệnh thì bảo nhau quan tâm chăm sóc, bắt gặp đối tượng đáng nghi vấn thì báo cho các gia đình tăng cường trông nom dê. Nhờ vậy, dê phát triển tốt và được đảm bảo hơn”.

Đầu tư chăn nuôi dê đang là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của gia đình ông Hạng A Dinh cũng như nhiều hộ dân khác trong thôn Kể Cải.

Sau gần 1 năm thành lập, đàn dê của tổ ngày càng tăng về số lượng, lứa dê được hỗ trợ đợt đầu đã có thể xuất bán, là nguồn thu, giải quyết khó khăn cho nhiều hộ dân. Gia đình chị Vừ Thị Dợ là một trong những hộ được hỗ trợ 2 con dê đợt đầu. Đến tháng 8/2014, dê sinh sản thêm được 1 con. Hơn 2 tháng trước, để thêm tiền vào dựng ngôi nhà mới, gia đình chị bán đi 2 con dê (trung bình 12-13kg/con) được hơn 3 triệu đồng để hoàn thiện ngôi nhà. Chị Dợ chia sẻ: “Tham gia tổ hợp tác, gia đình tôi được hỗ trợ 1 cặp dê. Hai vợ chồng đều muốn để nhân giống phát triển kinh tế nhưng do không đủ tiền làm nhà nên chúng tôi phải bán đi, chỉ để lại 1 con. Đến nay, gia đình đã có nhà kiên cố để ở, cuộc sống ổn định, sẽ chăm chỉ làm ăn, kiếm tiền tiếp tục đầu tư nuôi dê”.

Sau gần một năm hoạt động, tổ đã xuất bán được trên 10 con dê với giá hiện tại là 120.000 đồng/kg dê cái, 110.000 đồng/kg dê đực. Đến đầu tháng 11/2014 vừa qua, tổ kết nạp thêm 5 hộ mới, trong đó có những hộ chưa từng nuôi dê, nâng số hội viên lên 15 hộ. Cùng thời điểm ấy, Hội Nông dân huyện Tủa Chùa hỗ trợ tổ 16 con dê cái. Đến nay, cả tổ có tổng 65 con dê. Tuy quy mô còn hạn chế, chưa thể giúp các gia đình làm giàu, nhưng việc chăn nuôi dê đã góp phần giúp người dân cải thiện đời sống, có hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Như gia đình ông Hạng A Dinh, chưa có kinh nghiệm nuôi dê, mới gia nhập tổ hợp tác từ tháng 11. Ông được hỗ trợ 2 con dê cái, đến nay cả 2 con đều đã chửa. Ông cho biết: “Lần đầu tiên nuôi dê nhưng tôi thấy dê dễ nuôi, chỉ cần làm chuồng đơn giản, không tốn nhiều chi phí. Gia đình tôi sẽ chăm sóc dê cẩn thận, nhân đàn dê lên nhiều hơn nữa để sớm có cơ hội thoát nghèo”.

Được biết, dê là loại gia súc dễ chăn nuôi, không tốn nhiều thức ăn và công chăm sóc. Hơn nữa, dê thích hợp với địa hình, khí hậu nơi đây. Trung bình, nếu dê phát triển tốt thì 8 tháng có thể xuất bán với trọng lượng 17-20kg/con. Thịt dê Tủa Chùa được nhiều người đánh giá cao và dễ dàng xuất bán. Vì vậy việc đầu tư phát triển dê và lập tổ hợp tác nuôi dê tập trung hết sức phù hợp và hứa hẹn những kết quả tích cực. Ông Mùa A Dê, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mường Báng, cho biết: “Sau thời gian thử nghiệm, nếu tổ hợp tác nuôi dê tập trung thôn Kể Cải hoạt động tốt và có hiệu quả thì sẽ nhân rộng mô hình cho các thôn, bản khác trong xã học tập, tạo điều kiện cho bà con hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống”.

Nguyễn Hiền
Bình luận
Back To Top