Làm bánh khẩu xén ở Mường Lay

Thêm nghề mới, hy vọng mới

00:00 - Thứ Sáu, 09/01/2015 Lượt xem: 1404 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Bản Bắc 2 thuộc phường Na Lay (TX. Mường Lay) có 67 hộ dân sống ven bờ sông Đà. Từ lâu, bánh khẩu xén đã là món ăn truyền thống của người dân nơi đây. Những năm gần đây, với bàn tay khéo léo và óc sáng tạo chị em phụ nữ đã phát triển món ăn truyền thống thành một nghề, mang lại thu nhập cao cho các hộ dân sau tái định cư.

Chị em bản Bắc 2 làm bánh khẩu xén.

Bước chân tới đầu bản, chúng tôi đã cảm nhận mùi sắn đồ thơm thoang thoảng. Chị Mào Thị Bắc, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Bắc 2 tâm sự:  Trước đây, mỗi khi kết thúc công việc đồng áng, có thời gian rảnh chị em bản Bắc 2 lại đồ xôi, rồi đem giã nhuyễn và cán mỏng để làm bánh khẩu xén. Bánh khẩu xén làm từ gạo nếp, có 3 loại phổ biến: bánh làm từ gạo nếp cẩm, có màu sẫm; bánh làm từ gạo nếp nương có màu trắng đục và bánh làm từ gạo nếp ruộng trộn thêm gấc tươi có màu vàng. Loại bánh khẩu xén rất được ưa chuộng trong những ngày tết, bởi có hương vị thơm ngon, béo ngậy của gạo nếp. Từ khi TX. Mường Lay thực hiện di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, đất trồng lúa và trồng rau màu bị thu hẹp đáng kể, nên mỗi hộ được chia 1.000m2 nương. Do đất nương cằn và có độ dốc lớn, nên hầu hết các hộ trong bản trồng sắn và chuối tiêu. Song hiện nay, giá sắn tươi được tiểu thương thu mua với giá rất thấp, chỉ 600 đồng/kg. Trồng cấy và thu hoạch vất vả nhưng bán sắn tươi thu nhập lại chẳng đáng là bao nên để tăng thu nhập chị em đã nghĩ ra cách làm bánh khẩu xén bằng nguyên liệu sắn, vừa tận dụng được nguyên liệu sẵn có tại địa phương, góp phần tăng thu nhập.

Chị Sìn Thị Ngân, vừa thoăn thoắt đổ nồi sắn được đồ chín ra chậu vừa kể công đoạn làm bánh khẩu xén: Sắn tươi, chị nạo thành sợi mỏng, đem đồ chín; cứ 10kg củ sắn tươi đồ, chị cho 2kg đường kính, 2 lạng vừng và nước củ gừng tươi đã chắt bỏ bã. Khi sắn đã chín cho vào máy xay thành bột nhuyễn rồi đem cán mỏng và phơi. Phơi ráo, cắt miếng và tiếp tục phơi đến khi bánh khô là được bán. Trước đây, khi chưa xay bột bằng máy, chị em giã tay, vừa tốn công sức, mà bột lại không đều, dẫn đến bánh cán không đồng đều. Mỗi cân bánh khẩu xén làm từ bột sắn gia đình chị Ngân bán 40.000 đồng, bánh làm từ gạo nếp có giá bán 50.000 đồng/kg. Cứ 10kg sắn tươi, sẽ cho ra 8kg bánh, trừ chi phí tiền sắn 60.000 đồng, tiền vừng 20.000 đồng, tiền đường 50.000 đồng; 8kg bánh khẩu xén, thu về 320.000 đồng, trừ chi phí gia đình chị có 190.000 đồng tiền lãi/ngày. Chị hồ hởi cho biết thêm: Số tiền này gấp nhiều lần khi bán sắn củ tươi, mà quan trọng là tạo thêm việc làm cho cả gia đình nên những năm gần đây ở bản Bắc 2 hầu như nhà nào cũng làm bánh khẩu xén. Mỗi hộ có thể làm từ 8 – 12kg sắn tươi/ngày.

Thời điểm này, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, nên đến bản Bắc 2, tới đâu cũng thấy cảnh “người người làm bánh, nhà nhà làm bánh khẩu xén”. Chị Điêu Thị Ngàn, hộ làm bánh khẩu xén trong bản tâm sự: Cứ vào thời điểm trước tết nguyên đán khoảng 1 – 2 tháng là gia đình tôi lại nhận được những đơn đặt hàng từ TP. Điện Biên Phủ và Hà Nội; chủ yếu người mua số lượng lớn làm quà biếu tết. Bánh khẩu xén vừa rẻ lại có hương vị rất riêng, nên sản xuất tới đâu, bán hết tới đó.

Từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương cộng với đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, chị em phụ nữ bản Bắc 2 đã có thu nhập từ 6 – 8 triệu đồng/người/tháng. Đây là nguồn thu đáng kể cho những hộ dân sau tái định cư vừa phát triển được nghề truyền thống vừa tăng thêm thu nhập để xóa đói giảm nghèo cho chị em phụ nữ.

Bài, ảnh: Kim Ngân
Bình luận
Back To Top