Quy hoạch T.P Điện Biên Phủ

Hướng tới đô thị xanh, bền vững về môi trường

00:00 - Thứ Hai, 12/01/2015 Lượt xem: 1151 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Là đô thị trẻ ở vùng Tây Bắc, theo lộ trình năm 2018 thành phố Điện Biên Phủ phấn đấu đạt đô thị loại II. Song để hướng tới phát triển đô thị bền vững, yếu tố môi trường là thách thức không nhỏ đối với địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện quy hoạch mới.

Quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng TP. Điện Biên Phủ chú trọng hành lang cây xanh khu vực nội đô.

Thực hiện Đồ án Quy hoạch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định 733/QĐ-UBND ngày 5/8/2011 của UBND tỉnh, nhằm phát huy thế mạnh, thúc đẩy hình thành đô thị quy mô lớn, tập trung là trung tâm của vùng Tây Bắc, T.P Điện Biên Phủ sẽ được quy hoạch với các phân khu chức năng đa dạng: trung tâm thương mại dịch vụ, công nghiệp, văn hóa thể thao, du lịch, quốc phòng – an ninh của cả tỉnh và vùng Tây Bắc. Hiện nay, T.P Điện Biên Phủ đang trong giai đoạn đô thị hóa mạnh. Với sự phát triển nhanh cả về quy mô dân số và hệ thống cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và du lịch. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường cũng được đặc biệt quan tâm.

Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh), hiện nay hàm lượng không khí gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực tập trung đông dân cư trên địa bàn T.P Điện Biên Phủ, vẫn nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, thời gian qua việc thi công xây dựng, tiếng ồn từ các phương tiện chở vật liệu xây dựng tại các khu vực, như: khu tái định cư Noong Bua, Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh, kè sông Nậm Rốm, đường Sùng Phái Sinh... đã làm ô nhiễm không khí. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị xây dựng quá trình thi công thiếu trách nhiệm, không che chắn thùng xe chở vật liệu, làm rơi đất đá ra đường khi vận chuyển. Kể cả khi có ý kiến phản ánh của người dân các đơn vị này cũng không thu dọn vệ sinh môi trường theo cam kết.

Khảo sát chất lượng nguồn nước khu vực lòng chảo thành phố của Trung tâm Nghiên cứu môi trường và phát triển cộng đồng Việt Nam, vừa qua cho thấy: Tình trạng nguồn nước có diễn biến phức tạp. Hiện nay toàn thành phố có 7 cống xả nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra sông Nậm Rốm với khối lượng từ 4.000 – 5.000m3/ngày. Nước thải từ các cơ sở sửa chữa xe máy, ô tô ra cống rãnh cũng làm ô nhiễm đất và nguồn nước xung quanh. Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt ở thành phố cũng đang là vấn đề đáng lo ngại. Nhiều năm nay lượng rác thải sinh hoạt của thành phố đều do Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và xây dựng Điện Biên thu gom, xử lý. Trung bình mỗi ngày đơn vị thu gom, vận chuyển 135m3 rác. Dù lượng rác thải đều được thu gom, xử lý triệt để trong ngày, song do nhiều tuyến đường dân sinh nằm sâu trong các cụm dân cư chưa được bê tông hóa nên công nhân vệ sinh môi trường khó vào thu gom rác. Hơn nữa, việc xử lý tại các bãi rác chỉ ở hình thức chôn lấp, trong khi đó có tới 30% là rác khó phân hủy.

Trên lộ trình phấn đấu đạt đô thị loại II vào năm 2018, để hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, những năm qua chính quyền thành phố và tỉnh đã có nhiều nỗ lực thông qua các chương trình, chiến lược và hành động về môi trường. Ông Nguyễn Huy Dự, Chủ tịch UBND T.P Điện Biên Phủ cho biết: Bước đầu, địa phương đã thực hiện xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, triển khai các dự án xử lý khống chế ô nhiễm tại bãi rác Noong Bua, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và xây dựng hệ thống nước thải.

Đặc biệt, để đẩy mạnh động lực phát triển, cải thiện và bảo vệ chất lượng môi trường, đồ án quy hoạch chung T.P Điện Biên Phủ đã được lập lồng ghép các mục tiêu, vấn đề bảo vệ chống ô nhiễm môi trường. Tiêu chí của đồ án quy hoạch dựa trên sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường với mục đích: bảo đảm hệ thống sinh thái tự nhiên giữa hệ thống sông, suối, hồ, rừng nhằm cung cấp môi trường trong lành cho người dân và khách du lịch. Trong hệ thống 4 phân khu trung tâm nội đô sẽ đan xen “hành lang xanh” dọc theo sông, suối tỏa ra vùng ven đô hòa vào không gian xanh của cánh đồng Mường Thanh. Nâng cao hơn nữa hình ảnh T.P Điện Biên Biên Phủ bằng cách thiết lập hệ thống không gian mặt nước, cây xanh, văn hóa gắn kết với các khu di tích lịch sử. Đảm bảo ít nhất 60% diện tích và vùng phụ cận dành cho không gian mở. Để đạt mục tiêu đó, quá trình xây dựng quy hoạch chi tiết, định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục, y tế ra khỏi khu vực trung tâm để giảm ô nhiễm không khí, tiêu thụ tài nguyên, nhu cầu xã hội...

Bài, ảnh: Việt Đức
Bình luận
Back To Top