Hàng loạt phi công của Vietnam Airlines báo ốm hoặc xin thôi việc bất thường:

Tăng lương cho phi công, cao nhất 203 triệu đồng/tháng

00:00 - Thứ Ba, 13/01/2015 Lượt xem: 1178 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} 117 lượt phi công của Vietnam Airlines báo ốm trong khi chỉ 10 trường hợp có chứng nhận của cơ quan y tế; hơn 30 phi công ở đội bay Airbus nộp đơn xin thôi việc... Đằng sau sự việc bất thường đó là gì? Tại buổi họp báo chiều 12-1, Vietnam Airlines đã đưa ra nhiều câu trả lời xung quanh vấn đề này.

117 lượt phi công báo ốm bất thường

Theo thống kê của Vietnam Airlines, trong đợt cao điểm Tết Dương lịch 2015 vừa qua (từ ngày 30-12-2014 đến ngày 4-1-2015), đã có 117 lượt phi công báo ốm (chỉ có 10 trường hợp có chứng nhận của cơ quan y tế), trong đó số phi công của đội bay Airbus chiếm hơn 90%. Số lượng này lớn gấp 2 lần cùng kỳ năm 2013-2014. Ông Phạm Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng: Việc phi công báo ốm hàng loạt bất thường, cộng thêm hiện tượng hơn 30 phi công ở đội bay Airbus nộp đơn xin thôi việc là một sự việc nghiêm trọng. Do đó, tổng công ty đã báo cáo lãnh đạo Bộ GTVT.

Máy bay của Vietnam Airlines tiếp nhiên liệu chuẩn bị cho chuyến sắp tới.

Cũng theo ông Phạm Ngọc Minh, việc một hãng hàng không quốc gia bị lâm vào tình trạng này đã từng có tiền lệ. Các hãng trên thế giới như Cathay Pacific, Quantas, Asiana đều đã trải qua hiện tượng như vậy. Tại Việt Nam, ngoài làm công tác tư tưởng với người lao động, Vietnam Airlines cũng đã báo cáo cơ quan quản lý nhà nước đề nghị chỉ đạo để dừng ngay các hiện tượng bất thường. Trong thời gian đó, Vietnam Airlines phải xây dựng các văn bản pháp quy dưới luật để giải quyết tình trạng này.

Lương phi công "nội" sẽ bằng 75-80% lương phi công "ngoại"

Cho rằng vấn đề thu nhập đã làm ảnh hưởng tới tâm lý của đội ngũ phi công, thợ bảo dưỡng (lực lượng lao động đặc thù của các hãng hàng không), song lãnh đạo Vietnam Airlines cũng khẳng định: Vietnam Airlines điều chỉnh lương theo lộ trình và kế hoạch đã cam kết. Hơn 600 phi công đều được điều chỉnh lương chứ không chỉ của phi công của đội bay Airbus. Ngoài phi công, Vietnam Airlines cũng quan tâm lương của hơn 9.000 lao động khác trong tổng công ty.

Thời gian qua, thực hiện lộ trình đã cam kết, Vietnam Airlines đã nhiều lần điều chỉnh mức thu nhập của người lao động. Năm 2008, trong đợt cải cách tiền lương đầu tiên, cơ trưởng Boeing 777 hưởng 83 triệu/tháng, cơ phó là 51 triệu đồng/tháng; với Airbus A320, cơ trưởng là 73 triệu/tháng, cơ phó 42 triệu đồng/tháng. Đến năm 2012, cơ trưởng Boeing 777 là 120 triệu đồng/tháng, cơ phó là 77 triệu đồng/tháng; Airbus A321, cơ trưởng là 97 triệu đồng/tháng, cơ phó là 61 triệu đồng/tháng… Vào năm 2014, Vietnam Airlines tiếp tục cải cách tiền lương đợt 3 với kỹ sư, thợ máy chuyên ngành. Theo đó, quý I-2014, Boeing 777, cơ trưởng là 167 triệu/tháng; Airbus A321, cơ trưởng 150 triệu đồng/tháng, cơ phó 72 triệu đồng/tháng… Còn với các lực lượng lao động còn lại, thu nhập bình quân khoảng 12 triệu đồng/người/tháng.

Sang năm 2015, Vietnam Airlines tiếp tục tăng lương cho phi công như lộ trình đã cam kết. Lộ trình điều chỉnh lương của năm 2015 chia làm 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn I từ tháng 1 đến tháng 6-2015, sẽ điều chỉnh với loại máy bay thân rộng (Boeing 777 và Airbus A330), cơ trưởng từ 163-203 triệu đồng/tháng, cơ phó là 103 triệu đồng/tháng; Airbus A321, cơ trưởng từ 143-183 triệu đồng/tháng, cơ phó là 85 triệu đồng/tháng; ATR 72 từ 114-153 triệu đồng/tháng, cơ phó là 70 triệu đồng/tháng. Giai đoạn 6 tháng cuối năm 2015 sẽ tăng tiếp. Trong tổng thu nhập này có tiền phụ cấp lưu trú của người bay ở nước ngoài, không tính vào thu nhập chịu thuế. Với mặt bằng thu nhập như vậy đã thực hiện được cam kết với lực lượng lao động kỹ thuật cao là phi công, đạt 75-80% so với thu nhập phi công nước ngoài ở chức danh tương đương mà Vietnam Airlines đang thuê.

Theo ông Phạm Ngọc Minh, phi công, kỹ sư bảo dưỡng máy bay là lực lượng lao động đặc thù, nằm trong chương trình phát triển của Vietnam Airlines theo quy mô và mạng đường bay đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, phải tổ chức kế hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực một cách chi tiết. Đây là chương trình xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, là lực lượng chủ lực cho giao thông hàng không quốc gia và là lực lượng dự bị cho an ninh - quốc phòng. Việc phi công lãn công thời gian qua là bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất - kinh doanh và ảnh hưởng tới tâm lý của các phi công khác. Vietnam Airlines khẳng định không có chuyện hãng hàng không quốc gia thiếu máy bay, thiếu phi công bởi Vietnam Airlines quản lý theo chuẩn mực quốc tế nên luôn có dự bị về máy bay, con người, không có chuyện phi công báo nghỉ thì không có người khác làm việc. Tuy nhiên, về lâu dài, bên cạnh điều chỉnh tiền lương cho phù hợp thì Vietnam Airlines cần tích cực đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả kinh doanh để thu nhập người lao động tiệm cận thị trường, bảo đảm sức cạnh tranh với các hãng hàng không trong khu vực. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì sẽ còn tái diễn tình trạng lãn công, xin thôi việc như vừa qua.
 

Lương của phi công A320/A321 một số hãng hàng không nước ngoài

Hãng Turkish Airlines: 10.300 USD/tháng.
Hãng Asiana Airlines: 6.750 USD/tháng.
Hãng Jetstar Singapore: 11.800 USD/tháng.

Theo HNM
Bình luận
Back To Top