Không lo thiếu hàng, sốt giá

00:00 - Thứ Tư, 14/01/2015 Lượt xem: 1182 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Còn hơn tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, thời điểm này các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh đã dự trữ cơ bản lượng hàng. Đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu sẵn sàng phục vụ, nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các đơn vị liên quan chủ động xây dựng phương án đảm bảo cân đối cung, cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Phiên chợ tổ chức tại xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông thu hút đông đảo người dân tới mua sắm.

Để chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường, trước tết nguyên đán chừng 2 tháng, các nhà phân phối, doanh nghiệp lớn đã khảo sát thị trường nắm thị hiếu, xây dựng kế hoạch phục vụ tết; đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Nguyễn Văn Tưởng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND tỉnh về công tác nắm tình hình thị trường tết, Sở đã xây dựng kế hoạch khảo sát tình hình tại một số chợ, doanh nghiệp ở thị trường trọng điểm (khu vực TP. Điện Biên Phủ, trung tâm các huyện, thị xã). Từ đó, đánh giá chất lượng công tác tổ chức phân phối bán hàng của doanh nghiệp, cơ sở bán hàng và tình hình mua sắm của nhân nhân, sức mua trên thị trường. Ngoài ra, các đơn vị có liên quan cũng đề xuất với tỉnh phương án hỗ trợ vốn vay cho các thương nhân để dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tết. Một mặt hỗ trợ kết nối doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng của tỉnh, tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để dự trữ hàng hóa, mặt khác tiếp cận với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối có uy tín trong nước tạo nguồn cung ổn định có chất lượng, giá cả hợp lý.

Theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh và kế hoạch cụ thể của Sở Công Thương các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm quà tết cho nhân dân phải cơ bản hoàn tất các khâu chuẩn bị, dự trữ hàng. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và giữ giá cả ổn định, tránh tình trạng đầu cơ – găm hàng – tăng giá. Đồng thời xây dựng và báo cáo kế hoạch cụ thể của đơn vị. Đến nay, báo cáo của các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng mua sắm quà tết cho nhân dân đã cơ bản hoàn tất các khâu, với mục tiêu không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và giá cả luôn ổn định. Tại một số trung tâm thương mại lớn của tỉnh (Siêu thị Hoa Ba, Siêu thị Điện Biên), các doanh nghiệp có thị phần tiêu thụ lớn: Doanh nghiệp tư nhân Ngô Thanh Chi, Long Hằng, Cát Lợi...) đã tập kết dự trữ lượng hàng hóa lớn, phong phú đang dạng, mẫu mã chủng loại của các nhà sản xuất, hãng bánh kẹo trong nước sẵn sàng tung ra thị trường.

Thường như mọi năm những ngày cận tết, thị trường sẽ biến động tăng ở một số nhóm hàng: thực phẩm tươi sống tăng khoảng 20% (thịt lợn, gà, bò), công nghệ phẩm tăng từ 5 – 10% (bia, nước ngọt). Tuy nhiên, theo phân tích của ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương): Kỳ nghỉ tết nguyên đán năm nay kéo dài 9 ngày, nhiều gia đình tổ chức đi tham quan, du lịch hoặc về quê thăm anh em họ hàng nên dự báo sức mua sẽ dè dặt, hạn chế. Do đó, không lo hiện tượng thiếu hàng, sốt giá. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu nên sức mua sẽ không tăng đột biến. Một số mặt hàng chính thuộc hàng lương thực thực phẩm sẽ vẫn giữ mức giá ổn định: gạo Bắc thơm số 7 có giá 17.500 đồng/kg, gạo nếp nương 30.000 đồng/kg, thịt bò 250.000 – 280.000 đồng/kg, nấm hương 260.000 đồng/kg; nhóm hàng công nghệ phẩm: bia Hà Nội lon 330ml 240.000 đồng/thùng, bia Heniken 330ml 380.000 đồng/thùng...

Nhiều năm trở lại đây một số doanh nghiệp chiếm thị phần lớn đã tích cực chủ động mở rộng mạng lưới bán hàng về khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới thông qua các phiên chợ, bán hàng lưu động và chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các chương trình bình ổn, mở rộng mạng lưới phân phối. Đảm bảo cung ứng sớm, đầy đủ cho đồng bào dân tộc vùng sâu, xa với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo, mẫu mã phù hợp. Doanh nghiệp tư nhân Long Hằng là một trong những doanh nghiệp lớn trên thị trường luôn tham gia tích cực các chương trình xúc tiến thương mại đưa hàng Việt về nông thôn của tỉnh. Ông Nguyễn Kim Long, Giám đốc doanh nghiệp cho biết: Đến thời điểm này, doanh nghiệp đã dự trữ lượng hàng có tổng trị giá từ 12 – 13 tỷ đồng, chủ yếu là bánh kẹo và thực phẩm công nghệ. Tháng cao điểm này, ngoài lượng hàng bán buôn cho tiểu thương, quầy kinh doanh nhỏ lẻ, đơn vị sẽ nâng chuyến, tăng cường dịch vụ bán hàng lưu động tới các huyện, xã vùng sâu, vùng xa.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch triển khai tới các đội phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm; không để xảy ra tình trạng bán hàng kém chất lượng, hàng giả. Đặc biệt quan tâm tới việc kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thực phẩm, công nghệ thực phẩm qua chế biến, mặt hàng tươi sống đảm bảo quyền lợi chính đáng và sức khỏe của người tiêu dùng.

Bài, ảnh: An Biên
Bình luận
Back To Top