Khi rừng có chủ

00:00 - Thứ Tư, 14/01/2015 Lượt xem: 1435 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Bao năm qua cuộc sống của 41 hộ dân bản Thẩm Táng (xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo) gắn bó với rừng, phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên bà con đều hiểu ý nghĩa, lợi ích của việc giữ rừng. Vì thế mà những khu rừng ở Thẩm Táng quanh năm xanh tốt, nhiều năm qua không xảy ra tình trạng người dân chặt phá rừng, đốt rừng làm nương. Hơn 3 năm trước, khi Chính phủ ban hành chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng người dân Thẩm Táng càng có thêm động lực để giữ rừng.

Bản Thẩm Táng cách trung tâm xã Pú Xi chừng hơn chục cây số. Dù giao thông cách trở, song bằng nỗ lực vượt khó, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của mỗi gia đình nên cuộc sống đã bớt khó khăn. Thực hiện chính sách giao đất giao rừng, hơn 4.000ha rừng được giao cho cộng đồng bản Thẩm Táng cùng chung bảo vệ, trong đó không ít diện tích rừng nguyên sinh được quản lý, bảo vệ tốt từ nhiều đời nay. Ý thức giữ rừng của bà con được nâng lên nhờ cán bộ kiểm lâm, chính quyền xã đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bảo vệ rừng. Cũng vì thế mà Thẩm Táng là bản điển hình của xã Pú Xi trong công tác bảo vệ rừng từ nhiều năm nay.

Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân bản Thẩm Táng, xã Pú Xi.

Ông Vừ A Tủa, Trưởng bản Thẩm Táng thay mặt bà con trong bản ký nhận hơn 1,4 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng đợt 2 năm 2013 từ cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên có sự chứng kiến của cán bộ kiểm lâm, chính quyền xã Pú Xi, xúc động nói: Số tiền này với bà con trong bản thực sự ý nghĩa, bởi không chỉ trang trải cuộc sống mà còn giúp bà con hiểu hơn lợi ích từ rừng đem lại, là động lực khuyến khích họ tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ rừng. Ông Tủa nhẩm tính: Nếu cộng cả lần trước cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên cho bà con ứng 200.000 đồng/ha tiền chi trả dịch vụ của năm 2013, thì bình quân mỗi hộ trong bản nhận được gần 50 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng trong năm nay. Đây thực sự là số tiền rất lớn vừa giúp bà con mua lương thực không sợ thiếu đói và còn đầu tư vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng thu nhập. Để đảm bảo công bằng cho bà con trong bản, ông Tủa bảo: Số tiền nhận được từ Quỹ sẽ được chia đều cho bà con bởi các hộ cùng nhau giữ rừng nên sẽ cùng nhau được hưởng lợi. Phần nhỏ sẽ được giữ lại làm Quỹ Bảo vệ rừng ở bản để hoạt động, khuyến khích thành viên cho bản tuần tra, bảo vệ rừng; mua thêm dụng cụ (cuốc, xẻng) để phát quang dây leo bụi rậm, ứng trực phòng chống cháy rừng.

Để thuận tiện cho việc theo dõi nhận, sử dụng tiền dịch vụ, cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên không chỉ tuyên truyền chính sách mà còn cấp phát sổ theo dõi nhận tiền từ quỹ cho từng chủ rừng, hướng dẫn sử dụng, ký nhận sau mỗi đợt nhận tiền. Theo bà Đinh Thị Thu Hà, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng: Theo dõi trên sổ tay chi trả dịch vụ môi trường rừng vừa giúp cán bộ, chính quyền địa phương và chủ rừng biết được diện tích, trạng thái rừng; đơn giá chi trả qua từng năm để bà con so sánh, đối chiếu, đảm bảo chi trả khách quan, minh bạch. Kết quả nghiệm thu chất lượng rừng năm 2013 giao cho cộng đồng bản Thẩm Táng cho thấy: Bà con không để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép. Ý thức bảo vệ rừng của người dân ngày càng được nâng lên, đặc biệt là chính quyền cơ sở thực sự vào cuộc, từ công tác vận động tuyên truyền pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống chữa cháy rừng. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cùng với các thu nhập khác từ rừng, góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân gắn bó với rừng.

Bài, ảnh: Gia Linh
Bình luận
Back To Top