Hoa quả ngoại nhập:

“Vàng thau lẫn lộn”

00:00 - Chủ Nhật, 18/01/2015 Lượt xem: 1212 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Vài năm trở lại đây, ở Điện Biên không khó để tìm mua các loại quả nhập về từ nước ngoài. Việc kinh doanh trái cây ngoại nhập cũng rất đa dạng: từ cửa hàng chuyên biệt hoặc xen kẽ với trái cây địa phương thậm chí cả những cơ sở nhỏ lẻ bán theo kiểu “hàng xách tay”, hay qua mạng internet. Tuy nhiên, việc quản lý, kiểm soát chất lượng các loại trái cây nhập khẩu lại không dễ.

Trái cây ngoại nhập được bày bán lẫn cùng các loại quả nội địa.

Tràn lan hoa quả ngoại

Hiện nay các loại quả ngoại nhập vào Điện Biên đang chiếm một thị phần lớn với gần 40%. Phổ biến nhất là địa bàn thành phố Điện Biên Phủ rất nhiều loại trái cây nhập về từ tỉnh khác và cả nước ngoài được bày bán khá đa dạng như: Táo, lê, cam, xoài... Tại chợ Trung tâm I, TP. Điện Biên Phủ, khi chúng tôi ngỏ ý mua táo, người bán chào mời rất nhiệt tình và giới thiệu: “Anh muốn mua táo Mỹ hay táo Tàu. Táo Mỹ giá tuy cao hơn nhưng mẫu mã đẹp và hợp làm quà biếu”. Viện cớ mua quà đi biếu nên phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ, tem, nhãn mác thì chủ cửa hàng lại trấn an người mua: “Yên tâm đi, khỏi lo về chất lượng”. Tuy nhiên, hầu hết trái cây ở đây nhất là loại quả nhập về từ nước ngoài lại không hề có tem mác, chỉ có thể biết từ miệng người bán hàng!

Quan sát một số cửa hàng bán trái cây khác ở chợ Mường Thanh, dễ dàng nhận thấy những loại quả được cho là ngoại nhập như: Táo Mỹ, nho Mỹ, cherry... được bày bán tràn lan cùng với trái cây nội địa. Giá bán của các loại quả này cũng khác nhau tùy từng cửa hàng, như: Táo Mỹ 150 - 200 nghìn đồng/kg, nho Mỹ từ 200 - 250 nghìn/kg, cherry 500 - 600 nghìn đồng/kg... Theo một chủ cửa hàng bán trái cây nhập khẩu ở phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ), thì trái cây nhập khẩu theo đường chính ngạch phải bảo đảm những tiêu chuẩn về chất lượng rất khắt khe nên sẽ đắt hơn. Trong khi đó, trái cây nhập khẩu theo đường tiểu ngạch bán ở chợ và các sạp hàng thì giá khác thậm chí rẻ hơn rất nhiều.

Không thể phủ nhận, sự góp mặt của các loại quả ngoại nhập đã làm phong phú thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Song không ít người tiêu dùng hoài nghi về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của những loại quả ngoại nhập này. Chị Lò Thị Việt, phường Noong Bua (TP. Điện Biên Phủ) băn khoăn: “Tuần trước, mình đi mua quả cherry được chủ cửa hàng giới thiệu là hàng nhập khẩu xịn. Không biết thật hay giả nhưng mình thấy cũng chỉ được bảo quản trong túi nilon sơ sài. Ngoài niêm yết giá thì không có thông tin gì để phân biệt hàng nước này hay nước khác”.

Quả cherry được nhập khẩu từ Mỹ (theo lời giới thiệu của người bán) có giá 600 nghìn đồng/kg.

Khó kiểm soát chất lượng

Thời gian qua, ở một số địa phương trong nước đã xuất hiện tình trạng trái cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng người bán giới thiệu là quả của Việt Nam hoặc nhập từ Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ... để dễ bán và bán được giá cao. Bà Nguyễn Thị Hồng Gấm, Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản (Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản tỉnh) cho biết, phần lớn các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường được các cửa hàng nhập khẩu qua nhiều khâu trung gian nên việc chứng minh hóa đơn, giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh hàng nhập khẩu chưa đảm bảo theo đúng quy định chung. Hóa đơn nhập hàng chỉ là các giấy biên nhận hoặc hóa đơn bán lẻ, do vậy gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

Khi các loại trái cây ngoại nhập không còn là hàng hiếm thì người tiêu dùng có xu hướng tin vào các loại quả có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ vì tin rằng những loại hoa quả này đã được cơ quan chức năng kiểm tra trước khi đưa ra thị trường. Thế nhưng, theo ông Bùi Đức Hạnh, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 1, TP. Điện Biên Phủ, khó có thể kiểm soát được chất lượng các loại quả ngoại nhập. Với loại quả nhập khẩu chính ngạch, nhà phân phối có bao bì ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhưng khi đem ra tới chợ bán lẻ bao bì hoặc bị tráo đổi hoặc không còn, nên lực lượng chức năng gặp khó trong công tác kiểm tra chất lượng cũng như nhãn mác đối với hàng bán lẻ này. Còn muốn kết luận loại quả nào vi phạm ATVSTP thì cần phải xét nghiệm. Trong khi đó, trái cây là mặt hàng tiêu thụ nhanh, mẫu giám định phải mất nhiều ngày mới có kết quả, nên rất khó thực hiện.

Bên cạnh một số trái cây nhập khẩu theo đường chính ngạch thì vẫn còn nhiều loại quả “nhái” hàng nhập khẩu và hàng chục loại quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Để tránh tình trạng “vàng thau lẫn lộn” trên thị trường trái cây, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp mạnh để quản lý, xử nghiêm những trường hợp vi phạm về nhãn, mác, chất lượng.

Văn Tâm
Bình luận
Back To Top