Sắc thắm Mường Phăng

00:00 - Chủ Nhật, 18/01/2015 Lượt xem: 1960 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Là nơi vốn được thiên nhiên ưu đãi, sơn thủy hữu tình, quần thể thực vật đa dạng, phong phú, quanh khu vực hồ Pá Khoang thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên luôn rực rỡ sắc hoa. Đặc biệt vào dịp cuối năm, khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 2 dương lịch là mùa của nhiều loài hoa khoe sắc. Từng vạt dã quỳ làm bừng sáng các vạt núi, hoa trạng nguyên tô điểm thêm sắc đỏ hồng, sắc hoa cải vàng trong mê mải giữa cánh đồng bán ngập lòng hồ... khiến bao du khách ngẩn ngơ.

Những ngôi nhà ở Mường Phăng được bao quanh trong sắc hoa dã quỳ.

Không chỉ có các loài hoa mọc tự nhiên khoe sắc, giờ đây ở Mường Phăng còn rực rỡ bởi những vườn ly của Ban Quản lý rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng đã triển khai cho người dân địa phương gieo trồng. Vốn là giống hoa mang tiếng “quý tộc”, gây giống, chăm sóc để có một chậu ly đẹp là việc không đơn giản, trước đây hoa ly chỉ được trồng ở các vựa hoa tết như Mê Linh (Hà Nội), Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhưng khi đến với đồng đất Mường Phăng,  mô hình trồng hoa ly tại xã được đánh giá là khả thi, cây hoa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương, cây phát triển tốt, thân mập, hoa to, cho màu sắc đẹp. Mô hình trồng hoa ly hiện đang được phát triển tại các bản: Xôm, Che Căn. Hoa ly được người dân đầu tư trồng bán vào dịp Tết, hứa hẹn mở hướng đi mới cho các hộ dân nơi đây tăng thu nhập. Đơn cử như gia đình ông Lò Văn Lả, bản Che Căn trồng gần 1.000 gốc ly vào vụ Tết Giáp Ngọ 2014. Hoa sinh trưởng, phát triển tốt, cho thành phẩm là những chậu ly đẹp cung cấp cho khách hàng các vùng lân cận và TP. Điện Biên Phủ chơi xuân. Vụ đầu tiên, trừ chi phí gia đình ông Lả thu lợi gần 30 triệu đồng. Năm nay, ông Lả quyết định đầu tư trồng hơn 1.000 gốc với 2 giống ly Sorbonne và Robina. Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, chắc chắn hoa sẽ nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán.

Nói về sắc hoa Mường Phăng, không thể không nhắc đến đảo Hoa - một điểm hẹn đã dần quen thuộc với du khách khi đến với nơi đây. Đến Mường Phăng ngắm rừng Đại tướng, thăm khu di tích Sở chỉ huy đã làm nên chiến thắng lừng lẫy mang tên Điện Biên Phủ năm nào mà không tranh thủ đến với đảo Hoa thì thật là đáng tiếc. Đường vào đảo Hoa mùa này có 2 cách: Theo con đường chính từ ngã ba xã Nà Nhạn vào đến khu sinh thái Trúc An, từ đây du khách sẽ lên thuyền sang đảo. Trên chiếc thuyền gỗ, được đắm mình giữa mây nước xanh ngắt, lòng hồ Pá Khoang in bóng dãy Pú Đồn và sắc hoa đào, hoa ly đỏ, hoa anh đào Nhật Bản... đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, là một trải nghiệm không dễ bỏ qua. Người có tâm hồn bay bổng còn có thể tưởng như mình đang được đến đảo Đào Hoa trong bộ tiểu thuyết Xạ Điêu Tam Bộ Khúc của nhà văn Kim Dung. Còn có một cách trải nghiệm khác cũng thú vị không kém là đến đảo Hoa bằng xe máy. Chạy dọc theo con đường nhỏ qua các bản của người Thái với những ngôi nhà sản được phủ quanh là hoa dã quỳ, hoa mận rồi qua cánh đồng được người dân tận dụng diện tích bán ngập lòng hồ mùa cạn để canh tác lúa, hoa màu. Màu xanh mướt mắt của những luống rau, bãi mạ non được tô điểm thêm sắc vàng của hoa cải khiến nơi đây trở nên đẹp như một bức tranh thủy mặc.

“Đảo chủ” Trần Lệ chăm sóc hoa trên đảo hoa Mường Phăng.

Đến đảo là bạt ngàn các loại hoa và hàng nghìn cây anh đào lớn nhỏ. Vào mùa này hoa anh đào đã nở rực rỡ cùng với mimosa, hoa lan, hoa ly đua nhau khoe sắc. "Đảo chủ" đón tiếp du khách vẫn là một ông già với mái tóc và bộ râu bạc trắng nhưng không phải nhân vật Đông Tà Hoàng Dược Sư đầy bí hiểm trong bộ tiểu thuyết mà là một nhà khoa học - nhà nông gần 70 tuổi, ông Trần Lệ. Ông Lệ cho biết: Mang hoa lên trồng ở Mường Phăng là cả một câu chuyện dài, hết sức tình cờ, xuất phát từ mối quan hệ và lời hứa của ông với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bước ngoặt lớn làm thay đổi hẳn cuộc sống thường nhật của ông Lệ trong suốt quãng thời gian 10 năm (từ năm 2005). Xuân năm đó, ông có dịp được đến chúc Tết Đại tướng. Câu chuyện của ông và Đại tướng xoay quanh vấn đề trồng cây gì ở Điện Biên nói chung và Mường Phăng nói riêng. Ông kể: Trước khi lên Điện Biên, Đại tướng dặn tôi phải nghiên cứu, làm cây gì để có ý nghĩa, đóng góp cho đời sống của nhân dân. Nếu nghiên cứu ra những giống hoa, cây rau, cây ăn quả quý, có giá trị hãy nhân rộng ra cho nhiều bà con cùng trồng. Và sau mỗi cái tên ban đầu, hãy đặt thêm cái tên “Mường Phăng”. Ông Lệ hứa với Đại tướng sẽ thực hiện. Về loài hoa anh đào, việc trồng loài hoa này tại Mường Phăng chính thức bắt đầu năm 2006, khi một cán bộ Đại sứ quán Nhật Bản tặng ông Lệ 10 hạt giống anh đào để ươm tại Việt Nam. Ông gieo 10 hạt thì nảy được 9 cây. Sau này Đại sứ quán Nhật xin lại 5 cây, còn 4 cây vẫn tiếp tục trồng trên đảo. 3 năm sau, cây anh đào bắt đầu ra hoa, kết quả và từ số hạt  giống này, ông Lệ nhân tiếp thành 500 cây nữa.

10 năm thấm thoắt trôi qua, khu đảo hoang ngày nào vốn là bãi của người dân chăn thả gia súc, đã hình thành một khu rừng hoa với hàng trăm mẫu, giống hoa đặc trưng của nhiều vùng miền khác nhau. Nhưng nổi bật hơn cả là hệ thống hàng nghìn cây hoa anh đào với nhiều giống, cả nguyên bản và mới được lai tạo, cây càng già thì càng nhiều bông. Bên cạnh hoa anh đào đã trồng được, ông Lệ còn lai tạo thành công các giống hoa khác như: lan, ly, đào ta, đào bích... Giữ đúng lời hứa với Đại tướng, giờ đây tại đảo hoa đã có đào Mường Phăng, lan Mường Phăng, đặc biệt là giống ly với sắc đỏ rực quý hiếm, duy nhất chỉ có tại Việt Nam đã được ông Trần Lệ đặt cho cái tên: Ly Mường Phăng.

Phạm Dương
Bình luận
Back To Top