Nuôi dê – hướng phát triển kinh tế cho nông dân Tủa Chùa

00:00 - Thứ Hai, 19/01/2015 Lượt xem: 1316 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Phát huy lợi thế của huyện có diện tích đồi núi lớn, những năm gần đây, phong trào nuôi dê ở Tủa Chùa phát triển mạnh cả về quy mô lẫn số lượng. Tính đến cuối năm 2014, toàn huyện có gần 17.000 con dê, đạt 150,3% so với kế hoạch (tăng trên 5.600 con so với năm 2013). Thu nhập từ nuôi dê góp phần cải thiện đời sống cho không ít gia đình.

Ở Tủa Chùa, dê được chọn nuôi chủ yếu là giống dê cỏ, dê địa phương, có lông màu vàng nâu hoặc loang đen, loang trắng; thức ăn chủ yếu là các loại lá cây nên người nuôi không tốn nhiều chi phí. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây thì không nên thả dê vào buổi sáng sớm, bởi khi đó sương vẫn còn đọng trên lá cây, dê ăn cỏ lúc này dễ bị tiêu chảy. Chuồng trại làm đơn giản nhưng phải vững chắc, sạch sẽ, khô ráo. Để đàn dê phát triển khỏe mạnh, cần ngăn chuồng nuôi riêng đối với con dê trưởng thành và dê chuyên sinh sản. Đồng thời, cần đảm bảo tỷ lệ trung bình một con dê đực chỉ nhân giống với 20 con dê cái và từ 2 năm trở lên cần thay thế dê đực để tránh thoái hóa.

Hiệu quả từ nuôi dê giúp nhiều nông dân huyện Tủa Chùa thoát nghèo.

Trước đây, gia đình ông Chang A Sử, thôn Dê Dàng 1, xã Sính Phình thuộc diện hộ nghèo. Để phát triển kinh tế gia đình, ông Sử mạnh dạn vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, mua hai con dê giống nuôi thử. Thấy hiệu quả, vợ chồng ông tích vốn mua thêm dê giống về nuôi. Thực hiện đúng quy trình chăn nuôi và cách phòng, chữa bệnh nên đàn dê của gia đình cứ thế tăng dần theo từng năm, mấy năm gần đây gia đình ông luôn duy trì nuôi 40 – 45 con dê. Chỉ tính riêng trong năm 2013, gia đình thu hơn 30 triệu đồng từ bán dê. Ông Sử cho biết: Nuôi dê khá nhàn, vì đây là động vật ít mắc dịch bệnh, ăn tạp, sinh sản nhanh. Nuôi bán chăn thả, nghĩa là vừa nuôi nhốt kết hợp chăn thả trên rừng, nhưng cơ bản vẫn là chăn thả để kiếm nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Cách nuôi này vừa tốn ít thời gian, dê lại nhanh lớn. Hơn nữa, đặc tính của dê núi là leo trèo nên thịt rất săn chắc, thơm ngon, ít mỡ hơn dê nhốt chuồng, khách hàng rất ưa chuộng.

Ông Đỗ Xuân Huấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa cho biết: Hiện nay, trên thị trường dê bán rất được giá, trung bình từ 120.000 – 130.000 đồng/kg. Bởi vậy, tận dụng diện tích đồi rừng, núi đá, người dân đã biết chuyển đổi từ những vật nuôi không hiệu quả sang nuôi dê và cho thu nhập đáng kể. Trước kia từ vài chục hộ nuôi, nay phát triển lên đến hàng nghìn hộ, nhiều nhà có của ăn của để từ việc nuôi dê núi.

Để duy trì và mở rộng đàn dê, huyện Tủa Chùa đã tận dụng nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ con giống cho dân. Trong năm 2014, từ nguồn vốn Nghị quyết 30a, gần 200 hộ dân trên địa bàn 10/12 xã, thị trấn được cấp 392 con dê giống địa phương. Từ Chương trình 135/CP, huyện đã triển khai được 4 mô hình chăn nuôi dê tại các xã: Sín Chải, Trung Thu, Lao Xả Phình, Tủa Thàng với tổng trên 150 con dê cho 76 hộ dân; đồng thời, mở các lớp tập huấn về chăn nuôi dê cho những hộ dân tham gia các chương trình, dự án.

Năm 2015, huyện Tủa Chùa phấn đấu nâng tổng đàn dê toàn huyện lên 18.000 con. Tuy nhiên, hiện nay các hộ chăn nuôi dê ở Tủa Chùa chủ yếu là tự phát, do đó kiến thức về khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chăn nuôi chỉ dựa vào kinh nghiệm. Bởi vậy, để chăn nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, chính quyền địa phương cần có những giải pháp phù hợp như: hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho vay vốn, cung cấp giống, mở rộng đối tượng tập huấn kiến thức về quy trình, kỹ thuật chăn nuôi dê, vận động nhân dân ở những vùng có lợi thế tăng quy mô đàn lên nữa.

Bài, ảnh: Thu Hằng
Bình luận
Back To Top